Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ bến đò Thái Phú 2 “liêu xiêu” trước hành xử bất nhất từ phía chính quyền xã Hồng Phong

Quang Đông

Chủ nhật, 28/03/2021 - 06:57

(Thanh tra) - Chấp thuận cho chủ bến đò Thái Phú 2, xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình bỏ kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng làm hạ tầng bến bãi. Khi hết thời hạn thuê đất, UBND xã Hồng Phong đã tự ý tổ chức đấu giá sai nguyên tắc, “bỏ quên” phần định giá tài sản mà người dân đã đầu tư, làm nảy sinh khiếu kiện và vô tình đẩy người dân vào chỗ nợ nần…

Hạ tầng tại khu vực bến đò Thái Phú 2, xã Hồng Phong được ông Trần Văn Điến tự bỏ vốn đầu tư với giá trị 1,4 tỷ đồng. Ảnh: Q. Đông

Cho người dân tự bỏ kinh phí đầu tư để rồi bị lãng quên!

Theo phản ánh của ông Trần Văn Điến (SN 1959, trú tại thôn Tương Đông, xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) gửi tới Báo Thanh tra, từ những năm 1990, ông Điến đã ký hợp đồng xác định thời hạn với UBND xã Hồng Phong để thuê phần đất bãi ven sông Hồng đoạn chạy qua địa bàn xã.

Đây là vị trí được các cơ quan chức năng quy hoạch làm bến đò chuyên chở người và phương tiện từ xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình sang địa bàn xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và ngược lại.

Lối lên xuống của bến đò Thái Phú 2 trên địa bàn xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định cũng do hộ ông Trần Văn Điến tự bỏ vốn đầu tư

Vào thời điểm năm 2013, nhận thấy nhu cầu đi lại của người dân tăng, cùng sự phát triển về phương tiện xe ô tô, ông Trần Văn Điến - chủ hộ kinh doanh bến đò Thái Phú 2 đã có đơn xin cải tạo, nâng cấp bến bãi, đường lên lối xuống tại khu vực bến đò ở cả hai bên bờ sông.

Hồ sơ thiết kế cải tạo được chấp thuận, ông Điến đã bỏ kinh phí 1,4 tỷ đồng ra triển khai thi công và cơ quan chức năng nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng từ tháng 10/2013 cho đến nay.

Theo hợp đồng thuê đất ký kết giữa UBND xã Hồng Phong và ông Trần Văn Điến, thời hạn thuê đến ngày 31/3/2021 sẽ hết hạn. Do vậy, ngày 14/1/2021, UBND xã Hồng Phong đã tự đứng ra tổ chức đấu giá thuê đất tại khu bến đò Thái Phú 2. Trong quá trình đấu giá, UBND xã Hồng Phong đã không tính toán đến phần kinh phí đầu tư của hộ ông Trần Văn Điến và quy trình đấu giá đã không tuần thủ theo Luật Đấu giá năm 2016 khiến quyền lợi của hộ kinh doanh bị xâm phạm nghiêm trọng.

Lãnh đạo UBND xã Hồng Phong “một mình một chợ”?

Trước những thông tin phản ánh nêu trên, phóng viên Báo Thanh tra đã vào cuộc tìm hiểu và xác minh thông đa chiều. Theo đó, nhận thấy nhiều dấu hiệu vi phạm, non kém trong nghiệp vụ quản lý điều hành của cấp lãnh đạo UBND xã Hồng Phong. Đây là nguồn cơn dẫn đến khiếu kiện của người dân khi bị xâm phạm quyền lợi, nếu không muốn nói là vô tình đẩy người dân vào vòng mâu thuẫn xung đột lợi ích.

Cụ thể, để triển khai việc đấu giá cho thuê đất làm bến đò, ngày 21/12/2020, UBND xã Hồng Phong đã ban hành “Quy chế cho thuê đất dùng để kinh doanh bến chở khách ngang sông trên địa bàn xã Hồng Phong”. Nội dung của Quy chế “có 1 không 2” này không bám sát vào Luật Đấu giá tài sản năm 2016 dẫn tới nhiều điểm chéo ngoe!

Bản Quy chế không nhắc tới phần tài sản còn trên đất mà ông Trần Văn Điến đã đầu tư; không đưa các các tiêu chí về phương tiện, chứng chỉ hành nghề… để lựa chọn trước khi tham gia đấu giá. Trong khi lĩnh vực vận tải thủy nội địa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện chặt chẽ vì liên quan đến yếu tố con người, tài sản.

Ngày 14/1/2021, UBND xã Hồng Phong tự mở phiên đấu giá thuê đất bến đò Thái Phú 2 với giá trúng cao nhất là gần 620 triệu đồng/1 năm tiền thuê đất. Còn số tiền mà ông Trần Văn Điến đã bỏ ra đầu tư nâng cấp thì người trúng đấu giá sẽ tự thỏa thuận dân sự với ông Điến!

UBND huyện Vũ Thư đang chỉ đạo xem xét giải quyết đơn tố cáo lãnh đạo UBND xã Hồng Phong trước những dấu hiệu lạm quyền, xâm phạm lợi ích của người dân trong hoạt động đầu tư kinh doanh

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Trịnh Văn Khanh, Chủ tịch UBND xã Hồng Phong cho biết việc tổ chức đấu giá cho thuê đất tại khu vực bến đò Thái Phú 2 là do UBND xã tự làm, không báo cáo, xin chủ trương và hướng dẫn từ các phòng ban chuyên môn của huyện Vũ Thư. UBND xã Hồng Phong cũng không ký hợp đồng dịch vụ với đơn vị tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.

Liên quan đến phần tài sản mà ông Trần Văn Điến đã đầu tư, nâng cấp bến và nhà chờ tại khu vực bến đò, UBND xã Hồng Phong cũng chưa có hướng giải quyết và đang báo cáo lên UBND huyện Vũ Thư.

Trước những dấu hiệu vi phạm trong công tác quản lý điều hành tại UBND xã Hồng Phong, ông Đặng Hồng Kỳ, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư cho biết đã nhận được đơn tố cáo của ông Trần Văn Điến và hiện đã giao cho Thanh tra huyện làm đầu mối kiểm tra làm rõ để trả lời người dân và hồi âm tới Báo Thanh tra.

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, ông Phạm Văn Hoàng, Đoàn Luật sư tỉnh Thái Bình cho biết theo phân cấp về quản lý Nhà nước, UBND cấp xã không có chức năng đứng ra tổ chức đấu giá. Việc tổ chức đấu giá phải do đơn vị đấu giá chuyên nghiệp tiến hành theo Luật Đấu giá tài sản. Chính vì UBND xã Hồng Phong tổ chức đấu giá không đúng quy định, không thẩm định giá trị tài sản còn lại trên đất của hộ ông Trần Văn Điến đã dẫn đến thắc mắc khiếu kiện.

Chia sẻ rõ hơn về quy trình đấu giá, ông Lê Anh Linh, đấu giá viên Công ty Đấu giá hợp danh Bắc Trung Nam cho biết: Theo quy định tài sản công là động sản, đất muốn bán, hay cho thuê đều phải thông qua hoạt động đấu giá. Chủ tài sản phải ký hợp đồng dịch vụ với công ty, đơn vị hành nghề đấu giá. Tổ chức đấu giá sẽ ban hành Quy chế bán đấu giá; Hồ sơ mời đấu giá; Đăng thông báo đấu giá trên các phương tiện thông tin và cổng thông tin chuyên ngành về đấu giá tài sản của Bộ Tư pháp. Phiên đấu giá sẽ diễn ra dưới sự điều hành của đấu giá viên có chứng chỉ hành nghề.

Cũng theo ông Lê Anh Linh, nếu phần tài sản trên đất tại khu vực bến đò Thái Phú 2 được thẩm định giá bởi cơ quan chuyên môn, thì cần đưa phải vào Quy chế đấu giá để người tham gia được biết, cân nhắc mức giá mình bỏ sao cho hợp lý nhất.

Được biết, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông do Sở Giao thông vận tài Thái Bình cấp cho ông Trần Văn Điến đến ngày 31/12/2021 mới hết hạn. Do vậy, trong thời gian này cơ quan chức năng sẽ tạm dừng việc tiếp nhận cấp phép hồ sơ mới tại bến đò Thái Phú 2.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm