Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đông Hà
Thứ bảy, 29/03/2025 - 07:15
(Thanh tra) - Dù đã trải qua nhiều năm với hàng chục văn bản đôn đốc, quyết định xử phạt được ban hành, nhưng đến nay, vi phạm xây dựng tại công trình tòa nhà văn phòng Austdoor (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Tòa nhà Austdoor 37 Lê Văn Thiêm vi phạm trật tự xây dựng. Ảnh: Đ.H
Hành vi của chủ đầu tư không chỉ vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về xây dựng, mà còn tác động tiêu cực đến quy hoạch, hạ tầng đô thị và đời sống cộng đồng dân cư, gây bức xúc trong dư luận.
Vi phạm xây dựng hàng loạt, kéo dài
Theo hồ sơ, công trình tòa nhà văn phòng Austdoor tại số 37 Lê Văn Thiêm (còn gọi là dự án trụ sở làm việc Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam) được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 9/2004. Dự án có diện tích 1.400m², do Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật VACVINA - đơn vị trực thuộc Hội Làm vườn Việt Nam - quản lý, sử dụng.
Công trình được cấp phép xây dựng với quy mô 1 tầng hầm, 15 tầng nổi và 1 tầng mái. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, Hội Làm vườn Việt Nam đã chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor vào tháng 7/2015.
Ngày 29/7/2025, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về việc thu hồi diện tích 1.400m² đất tại phường Nhân Chính và giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor thuê để tiếp tục thực hiện dự án văn phòng làm việc.
Tại thời điểm chuyển nhượng, công trình mới hoàn thiện phần móng, hầm và sàn tầng 2 (tương đương cốt sàn 4,2m). Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor tiếp tục triển khai các thủ tục đầu tư và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào tháng 4/2016, đồng thời hoàn thiện các hồ sơ pháp lý khác như thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường…
Từ tháng 5/2018, công trình tiếp tục được triển khai xây dựng phần thân. Đến nay, công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng với quy mô thực tế là 15 tầng, 1 tầng hầm và 1 tầng mái.
Dù đã đưa vào sử dụng, tòa nhà Austdoor 37 Lê Văn Thiêm vẫn tồn tại nhiều vi phạm xây dựng chưa được xử lý dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: Đ.H
Tuy nhiên, quá trình kiểm tra đối chiếu hiện trạng cho thấy, công trình có nhiều vi phạm so với giấy phép xây dựng, cụ thể: Mật độ xây dựng, theo giấy phép là 41,4%, thực tế chủ đầu tư xây dựng lên tới 43%; tổng diện tích sàn được cấp phép 8.827m², thực tế xây dựng 9.122m², tức vượt 895m²; khoảng cách tới các ranh giới đất không đảm bảo theo quy định.
Ngày 4/4/2019, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành quyết định xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor do vi phạm nội dung giấy phép xây dựng. Mức xử phạt là 40 triệu đồng theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 15, Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Xử lý vi phạm ra sao?
Theo quy định hiện hành, việc xử lý bộ phận công trình xây dựng sai phép, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện tại khoản 1, Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ thì được xem xét áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
Tháng 8/2024, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp với các bên liên quan, UBND quận Thanh Xuân và Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor, để thống nhất phương án xử lý vi phạm.
Đến tháng 12/2024, Sở Xây dựng có báo cáo, trong đó xác định công trình chỉ đáp ứng 4/6 điều kiện để được giữ lại. Hai điều kiện chưa đáp ứng bao gồm: Vi phạm không chấm dứt trước ngày 15/1/2018 và không đảm bảo khoảng cách đến các ranh giới đất (tại mặt sau và bên phải công trình).
Công trình đã hoàn thành với 1 tầng hầm, 15 tầng nổi và 1 tầng mái. Ảnh: Đ.H
Dù vậy, Sở Xây dựng vẫn đề nghị UBND TP Hà Nội giao UBND quận Thanh Xuân hoàn thiện hồ sơ xử lý theo Điều 84, Nghị định 16/2022/NĐ-CP, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành liên quan (Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp) hướng dẫn UBND quận Thanh Xuân tổ chức thực hiện biện pháp khắc phục.
Phương án được đề xuất là yêu cầu chủ đầu tư nộp lại số lợi bất hợp pháp từ phần diện tích xây dựng sai phép và triển khai các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, các vi phạm tại dự án đã xảy ra từ lâu, đặc biệt từ năm 2013, khi công trình thuộc quyền quản lý của Hội Làm vườn Việt Nam. Sau khi nhận chuyển nhượng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor đã không rà soát kỹ hiện trạng, dẫn đến việc tiếp tục vi phạm về tổng diện tích sàn xây dựng.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý vi phạm tại tòa nhà Austdoor 37 Lê Văn Thiêm kéo dài suốt nhiều năm đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như chủ đầu tư. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, mặc dù đã được thực hiện, nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để tình trạng vi phạm trật tự xây dựng.
Dư luận đặt ra vấn đề: Tại sao một công trình sai phép rõ ràng, có kết luận vi phạm từ lâu, lại không bị xử lý dứt điểm? Liệu việc áp dụng biện pháp nộp phạt thay vì cưỡng chế tháo dỡ có tạo tiền lệ xấu cho các vi phạm xây dựng khác trên địa bàn? Vụ việc của tòa nhà Austdoor Thanh Xuân một lần nữa cho thấy thực trạng phức tạp trong quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội.
Câu hỏi "Ai chịu trách nhiệm?" vẫn còn để ngỏ, trong khi công trình sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại và được đưa vào sử dụng!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đi sâu vào Báo cáo đánh giá E-HSDT các gói thầu gần đây mà Đại Dũng tham dự, phần nguyên nhân khiến “ông lớn” kết cấu thép này “trượt chân” ở những gói thầu trong nước đã được tiết lộ.
Nhóm Phóng viên
(Thanh tra) - Là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được tham gia xây dựng 2 sân vận động phục vụ World Cup 2022 tại Qatar, nhưng Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng lại liên tiếp trượt thầu trong nước, vì “không đáp ứng năng lực kinh nghiệm”, là điều làm dư luận không khỏi gây bất ngờ.
Nhóm phóng viên
Cao Huân
Nam Hà
Cao Huân
Đông Hà
CB
Theo VietinBank
Nguyễn Điểm
Trung Hà
Trần Lê
Chính Bình
Nhóm Phóng viên
Minh Tân
T. Minh
Hải Hà
Nam Dũng
TK