Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Tiếp tay” cho công trình vi phạm?

Thứ tư, 05/05/2021 - 23:43

(Thanh tra) - Thay vì việc xử lý các công trình vi phạm, lấn chiếm đất công theo chỉ đạo của UBND huyện Thạch Hà thì UBND xã Thạch Hải lại “tạo điều kiện” cho người vi phạm lấn chiếm đất công, xây dựng công trình trái phép.

Ông Trương Văn Lương đang sử dụng 3ha đất đã đền bù, GPMB cho dự án làm trang trại nuôi lợn, trồng hoa kinh doanh. Ảnh: TQ

Ngày 12/4/2021, UBND huyện Thạch Hà có Văn bản số 667 về việc xử lý tái lấn chiếm đất đã giải phóng mặt bằng (GPMB) gửi UBND xã Thạch Hải và UBND xã Thạch Khê.

UBND huyện Thạch Hà yêu cầu UBND xã Thạch Hải và UBND xã Thạch Khê kiểm tra cụ thể, tuyên truyền để các hộ dân tự di dời, tháo dỡ các công trình xây dựng và các loại cây trồng tái lấn chiếm. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp không chấp hành; báo cáo cụ thể bằng văn bản gửi về UBND huyện trước ngày 30/4/2021. Yêu cầu UBND xã Thạch Hải, UBND xã Thạch Khê khẩn trương thực hiện.

UBND xã Thạch Hải đầu tư 17 tấn xi măng để làm đường vào trang trại nhà ông Lương. Ảnh: TQ

Trước đó, ngày 31/3/2021, Công ty CP Sắt Thạch Khê - chủ đầu tư mỏ sắt Thạch Khê có Văn bản số 83 về việc tái lấn chiếm đất đã GPMB gửi UBND huyện Thạch Hà và các đơn vị liên quan. Văn bản cho thấy, trong những năm qua, có nhiều hộ dân đã tự ý lần chiếm nhiều ha đất đã được đền bù, GPMB cho dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê để xây dựng công trình, làm trang trại, trồng cây thu lợi bất chính.

Cụ thể, khu vực phía Đông Nam thuộc xã Thạch Hải, ông Trương Văn Lương lấn chiếm đất đã được đền bù, GPMB để xây dựng trang trại nuôi lợn. Khu vực phía Tây Nam thuộc xã Thạch Khê có hộ ông Phạm Văn Tám và Dương Văn Hạnh lấn chiếm đất xây dựng trang trại; hộ ông Phạm Văn Hồng và Phạm Văn Nghi lấn chiếm đất trồng cây.

Điểm bán vé vào trang trại nhà ông Lương. Ảnh: TQ

Công ty CP Sắt Thạch Khê đề nghị UBND huyện Thạch Hà và các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra tình trạng cụ thể để đưa ra phương án xử lý tình trạng tái lấn chiếm đất xây dựng trang trại, trồng cây tránh các hệ lụy, vướng mắc sau này.

Trong khi UBND xã Thạch Khê chấp hành chỉ đạo của UBND huyện Thạch Hà thì UBND xã Thạch Hải lại “phớt lờ” như chưa có sự chỉ đạo của UBND huyện?

Mặc dù UBND huyện Thạch Hà đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu UBND xã Thạch Hải xử lý nghiêm đối với các trường hợp không chấp hành, báo cáo cụ thể bằng văn bản gửi về UBND huyện trước ngày 30/4/2021 nhưng ngày 26/4, trao đổi với PV, ông Bùi Đình Lâm - Chủ tịch UBND xã Thạch Hải lại nói rằng chưa nhận được văn bản chỉ đạo của UBND huyện Thạch Hà?

Ông Lương tiếp tục dựng thêm nhà mới. Ảnh: TQ

Theo ông Lâm, hộ ông Trương Văn Lương đang sử dụng 3ha đất đã đền bù, GPMB cho dự án làm trang trại nuôi lợn từ mấy năm nay. Có mặt tại trang trại của ông Lương vào ngày 26/4, chúng tôi thấy, chủ đầu tư không những xây dựng nhà ở và trang trại nuôi lợn mà còn trồng nhiều loại hoa để du khách đến tham quan, chụp ảnh, thu tiền với giá 30 nghìn đồng/lượt. Đáng chú ý, để có con đường to, đẹp vào trang trại nhà ông Lương, UBND xã Thạch Hải đã đầu tư 17 tấn xi măng để mở đường vào.

Đất công "bỗng nhiên" trở thành đất tư. Ảnh: TQ

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, không riêng hộ ông Lương chiếm dụng đất của dự án mà UBND xã Thạch Hải đang cho nhiều hộ dân “mượn” nhiều ha đất UBND xã quản lý để nuôi trồng thủy sản như: Hộ ông Nguyễn Đức Thanh 2,5 ha; ông Bùi Đức Tùng 2,6 ha; ông Nguyễn Phú Hòa 2,5 ha; ông Trương Tiệp 03 ha; ông Nguyễn Văn Thanh 01 ha; hộ ông Hùng 1,8 ha; hộ ông Ninh 1,6 ha...

Liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại xã Thạch Hải, mới đây, UBND huyện Thạch Hà đã ban hành nhiều quyết định thu hồi nhiều lô đất ở do cấp sai đối tượng.

Một Thông báo thu hồi Giấy CNQSDĐ của UBND huyện Thạch Hà. Ảnh: TQ

Đến bao giờ các công trình vi phạm trên địa bàn xã Thạch Hải mới được cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật? Câu hỏi này xin được chuyển đến Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục phản ánh.

Ông Lương làm dịch vụ cho du khách chụp ảnh. Ảnh: TQ

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm