Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiếng kêu cứu từ một gia đình bị cướp đất, dọa giết cả nhà

Nhóm PV

Chủ nhật, 03/07/2022 - 09:41

(Thanh tra) - Nhiều năm qua, gia đình ông Phạm Văn Út (74 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP. HCM) luôn phải sống trong bi kịch, thấp thỏm, lo sợ vì bị nhiều đối tượng ngang nhiên đến cướp đất và đe dọa giết chết cả nhà. Để đảm bảo tính mạng và người thân, ông Út đã nhiều lần gửi đơn tố cáo, kêu cứu lên cơ quan chức năng.

Lối chính vào nhà của gia đình ông Phạm Văn Út đã bị dùng tôn bịt kín. Ảnh: ND

Sống trong bi kịch sợ hãi vì giang hồ lộng hành

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Út cho biết, gia đình có lô đất diện tích 2.165m2 (thuộc thửa 241, tờ bản đồ số 2, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 2156/QSDĐ do UBND huyện Bình Chánh cấp ngày 28/4/1998).

Vào tháng 8/2015, gia đình ông Út chuyển nhượng lại cho ông Phạm Văn Xuân (ngụ tại địa phương) một phần diện tích của thửa đất 241 trên là 93m2.

Phần diện tích còn lại gia đình ông Út đang chủ sở hữu tại thửa đất 241 là  2.072m2.

Từ tháng 8/2015 cho đến nay, gia đình ông Út vẫn ở ổn định trên thửa đất này và có đầy đủ nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối xung quanh. Gia đình ông không chuyển nhượng hay cho, tặng phần diện tích đất còn lại này cho bất kỳ ai. Ông Út cũng không sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 2156 QSDĐ của thửa đất 241 (tờ bản đồ số 2) để thế chấp cho bất kỳ khoản vay nợ nào.

Đơn kêu cứu của gia đình ông Út gửi tới cơ quan chức năng. Ảnh: CC

Điều bất ngờ, vào đầu năm 2019, có một nhóm khoảng 7 - 8 người đến nhà của ông Út để đòi nợ. Nhóm người này tự xưng là “đại diện bên ngân hàng” đến để yêu cầu gia đình phải giao lại toàn bộ nhà đất đang ở cho họ với lý do “ông Út không trả nợ cho ngân hàng”.

Vì biết rõ nhà đất gia đình đều đứng tên sở hữu của mình và bản thân chưa từng ký vào bất kỳ loại giấy tờ thế chấp nào để vay nên ông Út cho rằng không thể có chuyện vay nợ ngân hàng được.

Dù quá bất ngờ, ông Út vẫn dùng lý lẽ giải thích nhưng nhóm người tự xưng “đại diện bên ngân hàng” trên vẫn không chấp nhận. Nhóm người này còn xông đến nắm cổ, kẹp tay, dọa giết cả nhà ông Út nhằm gây áp lực buộc ông phải ký vào “văn bản giao nhà đất” mang sẵn nhưng không thành vì gặp phải sự chống cự quyết liệt của ông. Sau nhiều giờ gây áp lực lấy nhà đất của ông Út không có kết quả, nhóm người đành ra về.

Ngày 1/7/2022, chia sẻ với PV, ông Út nói: “Từ đó cho đến nay, đã rất nhiều lần các nhóm giang hồ xăm trổ kéo đến khủng bố tinh thần và dọa giết cả nhà, buộc tôi phải ký vào văn bản giao nhà đất cho chúng. Thậm chí giang hồ còn bất chấp pháp luật, chở gạch đá đến xây dựng công trình nhà cửa, phân lô bán đất của nhà tôi trong sự bất lực của gia đình”.

Ông Út và anh Phạm Minh Dương (con trai ông Út) kể lại vụ việc bị cướp đất, dọa giết cả nhà . Ảnh: ND

Cũng theo ông Út, vì phải sống trong sợ hãi tột cùng trong một thời gian dài nên vợ ông là bà Lưu Thị Sang tinh thần hoảng loạn. Năm 2020, sau một lần bị giang hồ đến nhà lăng mạ, chửi bới, dọa giết, bà Sang leo lên mái nhà, uống thuốc trừ sâu tự sát.

“Tôi thì phải đi làm xa, mấy năm mới về. Còn ở nhà thì ba tôi tuổi già, sức yếu lại mang trong mình bệnh tật. Em trai tôi bị bệnh, sức khỏe, trí tuệ không như người bình thường nên chúng tôi không thể làm gì được với bọn giang hồ đến cướp nhà, cướp đất”, anh Phạm Minh Dương (29 tuổi, con trai ông Út) nói.

Cũng theo anh Dương, không dừng lại ở đó, liên tục trong 2 tháng trở lại đây, nhiều lần giang hồ kéo đến tiếp tục mạt sát, chửi rủa, dọa giết cả nhà anh để gây áp lực cướp nhà đất.

Đặc biệt, vào khoảng 20 giờ 15 phút ngày 12/5/2022, nhóm xăm trổ khoảng 7 - 8 người xông vào nhà, tìm ông Út và anh Dương để  “xin tý tiết” ngay trong đêm nếu không chịu giao nhà đất.

Các đối tượng nhiều lần đến nhà ông Út đe dọa để gây áp lực cướp nhà đất. Ảnh cắt từ clip

Quá hoang mang, sợ hãi, anh Dương buộc phải gọi bạn thân là anh Phạm Thế Vũ (32 tuổi) đến can ngăn nhưng người này cũng bị vây đánh.

Nạn nhân đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu…

Theo ghi nhận của PV, tại hiện trường thì cổng chính (hướng Tây) đi vào nhà ông Út đã bị nhóm người lạ cho quây tôn cao hơn 2m, khóa chặt bằng cửa sắt kiên cố. Ngay bên cạnh (thuộc phần đất của ông Út) cũng bị nhóm người này xây nhà cấp 4 kiên cố.

Riêng phần đất trước mặt tiền của ngôi nhà ông Út đang ở (hướng Bắc)bị quây kín tôn cao hơn 2m, phía trong đang xây công trình nhà ở cấp 4 nhưng dang dở.

Anh Phạm Minh Dương cho biết, ngoài căn nhà gia đình đang ở rộng hơn 100m2 thì toàn bộ diện tích đất còn lại của thửa đất 241 (tờ bản đồ số 2, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 2156/QSDĐ do UBND huyện Bình Chánh cấp cho gia đình vào ngày 28/4/1998, diện tích  2.072m2) đã bị lấn cướp, quây tôn, xây dựng công trình nhà cấp 4.

Công trình nhà ở cấp 4 dang dở mà nhóm xăm trổ xây dựng trên khu đất hợp pháp của gia đình ông Út. Ảnh: CC

“Vì bị giang hồ dùng tôn chặn lối chính vào nhà, chúng tôi buộc phải mở lối phụ khác để đi, nhưng lối phụ này cũng nhiều lần bị chúng quây tôn chặn lại, không cho mọi người ra vào nhà”, anh Dương nói.

Ông Út cho biết, những năm qua, gia đình đã nhiều lần gọi điện và lên tận UBND xã Vĩnh Lộc A để gặp lãnh đạo và Công an xã kêu cứu, nhờ vào cuộc điều tra, ngăn chặn hành vi của nhóm người kia nhưng không có kết quả.

Ngày 12/4/2022, ông Út làm “đơn kêu cứu” đến UBND xã Vĩnh Lộc A gửi nhưng một cán bộ nữ (ở bộ phận tiếp dân của xã - PV) không nhận với lý do “UBND xã không nhận và giải quyết đơn kêu cứu”.

Tiếp đó, ngày 14/4, ông Út làm 2 đơn tố cáo gửi đến Công an xã Vĩnh Lộc A và Công an huyện Bình Chánh.

Cùng ngày, ông Út làm thêm 2 đơn phản ánh gửi đến UBND xã Vĩnh Lộc A và UBND huyện Bình Chánh phản ánh về vụ việc bị cướp đất, xây dựng công trình trái phép trên đất của gia đình.

Ngày 16/4 và 25/4, ông Út nhận được báo phát của bưu điện phản hồi đã giao đơn thư của ông tới cơ quan có thẩm quyền. “Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tôi vẫn chưa được bất kỳ thư mời, giấy triệu tập làm việc hoặc trả lời bằng văn bản của cơ quan chức năng”, ông Út nói.

Các văn bản trả lời vụ việc liên quan đến ông Phạm Văn Út của cơ quan chức năng huyện Bình Chánh.  Ảnh: CC

Vì không có kết quả, ngày 4/5 và ngày 24/6, ông Út tiếp tục làm đơn tố cáo, phản ánh gửi đến Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh và Thanh tra Sở xây dựng tố cáo về việc xây dựng công trình trái phép trên đất của gia đình ông.

Liên quan đến vụ việc, ngày 1/7/2022, trao đổi với PV, bà Lại Thị Bích Trâm, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A cho biết, đơn vị đã nhận được đơn thư phản ánh của gia đình ông Út và hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh, xử lý vụ việc theo thẩm quyền.

“Nếu đúng có việc giang hồ cướp đất, xây dựng công trình trái phép trên đất hợp pháp của gia đình ông Út thì sau khi rà soát, kiểm tra, chúng tôi sẽ xử lý  theo quy định”, bà Trâm nói.

Tại Văn bản số 161/UBND ngày 25/5/2022 của UBND huyện Bình Chánh về việc trả lời, cung cấp thông tin theo đề nghị của Báo Thanh tra liên quan đến vụ việc của ông Phạm Văn Út nêu rõ: Thường trực UBND huyện Bình Chánh đã chuyển phiếu chỉ đạo yêu cầu Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A phải tiến hành rà soát, kiểm tra và báo cáo kết quả sự việc cho UBND huyện trong thời gian sắp tới.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm