Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Hoa
Thứ tư, 15/05/2024 - 11:12
(Thanh tra)- Khoảng 10.000 m2 đất công do UBND phường Cổ Nhuế 2 (thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) quản lý, trở thành “máy in tiền” khi thu về siêu lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ sân bóng nhân tạo, bãi trông giữ xe trái phép. Thế nhưng, ông Hoàng Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 2 lại cho rằng đây là sân vui chơi công cộng phục vụ nhân dân địa phương không thu phí. Vậy, tiền chảy vào túi ai?
10.000 m2 đất công thành “máy in tiền” tại phường Cổ Nhuế 2. Ảnh: TH
Lợi nhuận “khủng” từ kinh doanh trên đất công?
Trong khi người dân Thủ đô đang thiếu không gian công cộng, nơi vui chơi thì khoảng 10.000 m2 đất công do UBND phường Cổ Nhuế 2 quản lý, trở thành nơi kinh doanh thu lời khiến cho người dân sinh sống tại địa phương hết sức bức xúc, phản ánh tới cơ quan báo chí.
Theo ghi nhận của phóng viên, Tại Tổ dân phố Đống 1 phường Cổ Nhuế 2 đang tồn tại sân bóng được đầu tư với quy mô hoành tráng. Hệ thống trang thiết bị, mặt sân cỏ nhân tạo đều được đầu tư kiên cố, đẹp mắt.
Cổng sân treo biển Sân bóng Phường Cổ Nhuế 2, UBND phường Cổ Nhuế 2 khiến nhiều người dân nghĩ rằng đây là sân bóng do UBND phường Cổ Nhuế 2 đầu tư, quản lý phục vụ người dân.
Tuy nhiên, người dân sinh sống xung quanh cho biết để được vào Sân bóng Phường Cổ Nhuế 2 họ phải trả phí rất “chát” (phí cao-PV), vì tiền nào của nấy. Sân bóng Phường Cổ Nhuế 2 vừa có vị trí đắc địa giữa khu dân cư đông đúc, tiện lợi, lại có quy mô lớn, được đầu tư hiện đại, kiên cố. Do vậy, người dân cũng ít vào đây vui chơi vì đây là khu vực để kinh doanh.
Tại căn nhà ở cổng Sân bóng Phường Cổ Nhuế 2, chủ sân công khai treo tấm biển: Số Tài khoản 0001077302999; Ngân hàng MB Bank; Chủ tài khoản Nguyễn Mạnh Toàn; Số điện thoại liên hệ: 02473001303. Khách hàng có thể liên hệ với số điện thoại trên biển để thuê sân đá bóng hoặc gửi trông giữ xe theo tháng. Tiền thuê được chuyển qua số tài khoản của ông Nguyễn Mạnh Toàn để thanh toán hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt.
Một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết, toàn khách ở khắp nơi đổ về đá bóng ở sân này chứ người dân địa phương có mấy khi vào đây đâu vì tiền thuê sân cao.
Anh Lê Quang Tân, một người từng đá bóng tại Sân bóng Cổ Nhuế 2 cho biết, thỉnh thoảng công ty đá bóng với đối tác nên có thuê sân tại đây, mặt sân khá đẹp nhưng giá khá “chát”, mỗi lần đá tốn cho chủ sân gần 1 triệu đồng vì ngoài tiền sân, tiền nước, tiền áo…
Sân bóng Phường Cổ Nhuế 2 nhộn nhịp lắm, còn có cả nhóm zalo có tên “Sân Cổ Nhuế” có hàng trăm người tham gia để “bắt kèo” đá với nhau tại sân này. Do thường xuyên chật kín cả 4 sân nên để thuê được sân thì phải đặt cọc tiền trước thì chủ sân mới giữ chỗ cho, Anh Tân cho biết.
Phóng viên thử liên hệ đặt sân bóng vào tối thứ 6 theo số điện thoại ghi trên biển. Mặc dù đặt trước nhiều ngày, có tới tận 4 sân bóng nhưng ông Toàn cho biết, sân bóng buổi tối thứ 6 đã kín hết lịch, chỉ còn khung giờ 16h30, 19h30 hoặc 21h. Theo đó, giá lúc 19 giờ 30 phút là 700.000 đồng/1 trận bóng, giá lúc 21 giờ là 600.000 đồng/trận.
Khi phóng viên cho rằng giá cao vì trước đó chỉ có 400.000 đồng thì ông Toàn cho biết đó là giá lúc chưa làm lại sân, cách đây mấy năm rồi. Ông Toàn cho biết làm sân mới cách đây 1 năm nên giá sân bóng tăng sau khi làm lại. Nước là 30.000 đồng/1 xô, áo 40.000 đồng/1 bộ.
Ông Toàn cho số tài khoản để chuyển tiền 200.000 đồng để đặt cọc nếu muốn giữ sân vào 19h30 ngày thứ 6. Khi được đề nghị xuất hoá đơn thì ông Toàn bảo không có, chỉ có phiếu thu chi. Sau khi nhận 200.000 đồng qua chuyển khoản, ông Toàn xác nhận đã nhận được tiền cọc để đặt sân.
Theo một số người có kinh nghiệm trong kinh doanh sân bóng và bãi xe, để đầu tư thiết bị như Sân bóng Cổ Nhuế 2 thì phải tốn khoảng 1,5 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền thu lời hàng tháng chủ sân sẽ thu về khoản lợi nhuận rất “béo bở”, có thể lên tới khoảng 600 triệu đồng/tháng. Như vậy, cả năm số tiền có thể lên đến hơn 7 tỷ đồng/năm (số liệu thực tế cần cơ quan chức năng xác minh, làm rõ).
Tại thời điểm phóng viên ghi nhận, hàng chục xe ôtô đang được trông giữ trong bãi gửi xe trái phép trong Sân bóng Cổ Nhuế 2. Trao đổi với khách hàng có nhu cầu gửi xe ôtô theo tháng tại sân bóng, ông Toàn báo giá 700.000 đồng/xe để ngoài trời và 1.000.000 đồng/xe trong lán để xe. Tuy nhiên, ông Toàn cho biết, số xe ôtô để trong lán xe đã kín mà còn rất nhiều xe xếp hàng để được gửi vào lán xe nên chỉ nhận trông giữ xe ngoài trời.
Mặc dù hoạt động kinh doanh thu lời từ Sân bóng Cổ Nhuế 2, bãi đỗ xe trái phép diễn ra công khai, nhộn nhịp như nêu trên, tuy nhiên ông Hoàng Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 2 lại cho rằng đây là sân vui chơi công cộng của nhân dân địa phương vào tập thể dục thể thao không thu phí. Các tổ dân phố được giao quản lý, chỉ có nhiệm vụ đóng mở cửa để cho người dân vào thể dục thể thao. Khu đất khoảng 10.000m2 được quy hoạch đất thể dục thể thao công cộng. Về việc bãi trông giữ xe mọc dọc theo 2 bên sân bóng thì ông Cường cho biết chắc người dân xung quanh gửi vào, rồi tự góp tiền với nhau.
Trước tình trạng 10.000 m2 đất công do UBND phường Cổ Nhuế 2 trở thành “máy in tiền” khi đem về “siêu lợi nhuận” từ kinh doanh dịch vụ sân bóng nhân tạo và lập bãi trông giữ xe, dư luận đặt dấu hỏi “tiền chảy vào túi ai”? Ngân sách Nhà nước có bị thất thu suốt bao nhiêu năm qua? Tình trạng kinh doanh không có hoá đơn liệu có đang trốn tránh nghĩa vụ thuế với cơ quan Nhà nước? Có hay không “nhóm lợi ích” đằng sau việc sử dụng hàng chục nghìn m2 đất công tại phường Cổ Nhuế 2 khi đánh đổi lợi ích cộng đồng để kinh doanh thu tiền? Những câu trả lời trên cần sớm được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.
Lâu đài vi phạm tồn tại nhiều năm chưa xử lý
Ngoài ra, Báo Thanh tra tiếp nhận thông tin phản ánh tình trạng vi phạm đất đai, xây dựng kéo dài tại phường Cổ Nhuế 2 như công trình vi phạm nhà ông Văn Tiến Chiến, công trình vi phạm nhà ông Nguyễn Khắc Đường… nhưng chậm trễ được xử lý, gây bức xúc trong nhân dân. Việc tồn tại các công trình vi phạm về đất đai, xây dựng gây ra dư luận xấu, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước của thành phố.
Đơn cử, theo Biên bản vi phạm hành chính số 37/BB-VPHC ngày 30/10/2017 về lĩnh vực đất đai do ông Hoàng Mạnh Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 2 lập thì ông Văn Tiến Chiến nhà số 5 ngóc 145/37 Tổ dân phố Trù 2, phường Cổ Nhuế 2 có hành vi vi phạm hành chính là lấn chiếm đất trồng lúa. Hiện trạng xây dựng gồm xây dựng sảnh diện tích 45m2, xây cầu thang lên xuống 2 bên, xây dựng tường gạch 220 có bổ trụ trên đất nông nghiệp thuộc các thửa. UBND phường áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước vi phạm.
UBND phường Cổ Nhuế 2 có Quyết định số 794/QĐ-CCXP ngày 2/5/2019 về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông Văn Tiến Chiến. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận quyết định, ông Chiến có trách nhiệm thực hiện quyết định, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Tuy nhiên, sau 5 năm ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả, công trình xây dựng như lâu đài của ông Văn Tiến Chiến có một phần vi phạm vẫn tồn tại mà chưa bị xử lý gây bức xúc trong dư luận.
Ông Hoàng Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 2 cho biết, đối với vi phạm trường hợp ông Văn Tiến Chiến, UBND quận Bắc Từ Liêm đã có văn bản giao cho Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Bắc Từ Liêm xử lý. Đối với vi phạm của ông Nguyễn Khắc Đường, UBND quận giao cho Phòng Kinh tế tham mưu xử lý.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Liên quan đến xử lý vi phạm về xây dựng, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với Chử Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy về tội “nhận hối lộ”. Bước đầu xác định, ông Hùng đã nhận hối lộ 1 tỷ đồng để bỏ qua cho công trình xây dựng không có giấy phép trên diện tích đất 1.400m2 được hoàn thiện thi công.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mặc dù đến nay, Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư Xây dựng huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi tiền bảo lãnh của Liên danh Công ty Phương Anh - Hồng Phát, nhưng vẫn chưa có quyết định cấm thầu theo quy định của pháp luật đối với đơn vị này. Trong diễn biến mới đây, sau khi hủy thầu đối với gói thầu thi công xây dựng cầu bản Uôn đi bản Páng, xã Phú Thanh, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng huyện Quan Hóa đã tiến hành mời thầu lại, Công ty Cổ phần cầu 3 Thăng Long đã bị tổ chuyên gia chấm thầu đánh có “gian lận” trong E-HSDT.
Văn Thanh
(Thanh tra) - Công an tỉnh Phú Yên đã có phúc đáp gửi Viettel về các kiến nghị kết quả lựa chọn Gói thầu 01XL, trong đó, đã giải đáp các kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn gói thầu.
Thanh Giang
Thanh Giang
Nhóm Phóng viên
Vũ Linh
Chu Tuấn
Chu Tuấn
Phương Anh
Tuấn Sơn
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
Hải Hà
Trần Kiên
Trung Hà
CB
CB