Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Loạn mốc giới khi thi hành bản án

Trung Hà

Thứ sáu, 26/11/2021 - 16:10

(Thanh tra) - Mới đây, Chi cục Thi hành án dân Dân sự TP Cao Bằng tiến hành cưỡng chế thi hành Bản án số 01/2020/DS-PT ngày 16/1/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng và lại có thêm một mốc giới mới được xác định trong vụ việc này, đồng nghĩa với việc có đến 4, 5 mốc giới khác nhau được các cơ quan chức năng xác nhận.

Buổi cưỡng chế thi hành án diễn ra an toàn, đúng pháp luật. Ảnh: TH

Có hay không động cơ gian dối

Theo nội dung Bản án số 39/2019/DS-ST và Bản án số 01/2020/DS-PT về việc tranh chấp quyền sử dụng đất, như sau: Nguyên đơn ông Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Thị Thanh Hiền (trú tại số nhà 001, tổ 19, phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) khởi kiện ông Đào Ngọc Thắng (trú tại số nhà 068, tổ 12, phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) lấn chiếm đất với diện tích 11,6m2 nằm trong thửa đất số 5a, tờ bản đồ số 491-III-D-a, bản đồ địa chính đo vẽ năm 1995 (tại tổ 13, phường Hợp Giang, TP Cao Bằng).

Nguồn gốc thửa đất trên là của ông Nguyễn Văn Hải, bà Bế Thị Phương nhận chuyển nhượng của bà Nguyễn Thị Đậm từ năm 1992.

Năm 1997, ông Hải, bà Phương đã xây nhà kiên cố với diện tích là 71m2 (thực tế là 77,9 m2). Phần diện tích còn lại ở phía Đông chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh Hiền (con gái ông Hải bà Phương) và ông Hoàng Xuân Việt với diện tích là 80 m2 (151m2 - 71m2 = 80m2 hai bên tự thoả thuận diện tích chuyển nhượng).

Các giấy tờ liên quan đến quá trình mua bán, sử dụng mảnh đất nói trên gồm: Giấy nhượng đất và hoa mầu ngày 1/5/1992; trích lục thửa 5 (tờ số 7) đo vẽ năm 1995; Quyết định 936 ngày 18/8/1997 của UBND tỉnh Cao Bằng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số N 891439 cấp ngày 24/5/2000, GCNQSDĐ số A 0895434 cấp ngày 8/9/2009; sơ đồ thẩm định tại chỗ ngày 28/7/2017; sơ đồ hiện trạng thửa đất ngày 13/8/2019, sơ đồ trích đo địa chính khu đất ngày 14/5/2020.

Các sơ đồ, bản đồ có diện tích và độ dài cạnh thửa được các cơ quan chức đo vẽ khác  nhau. Ảnh: TH

Trong đó, các sơ đồ, bản đồ do các cơ quan chức năng đo vẽ có hình thể mảnh đất sô 5, tờ bản đồ số 491-III-D-a (bản đồ địa chính đo vẽ năm 1995) là tương đối giống nhau, chỉ khác nhau về diện tích và chiều dài các cạnh (trừ 2 GCNQSDĐ là có hình thể hoàn toàn khác).

Vậy nhưng, suốt trong quá trình sử dụng, nhượng bán, làm thủ tục cấp và nhận GCNQSDĐ giữa các ông, bà: Hải, Phương, Việt, Hiền không có ý kiến gì từ năm 1997 cho đến năm 2010.

Khi xảy ra tranh chấp với hộ giáp danh ông Việt, bà Hiền lại không ý kiến với người bán đất cho mình là ông Hải, bà Phương (là bố mẹ bà Hiền) mà lại tranh chấp khởi kiện đối với ông Đào Ngọc Thắng.

Và khi ông Việt, bà Hiền nhận chuyển nhượng đất từ ông Hải, bà Phương và làm thủ tục để cấp GCNQSDĐ thì có cùng người làm chứng, cơ quan chức năng tiến hành cắm mốc giới, ký giáp danh với các hộ xung quanh hay không?

Hơn nữa, ông Thắng cho biết: Đối với giấy nhượng đất và hoa mầu mà tôi thu thập tại tòa án thì có đến 2 bản ghi ngày khác nhau, một tờ ngày 1/5/1992 ghi là chuyển nhượng 150 m2 (cạnh Đông và Tây dài 15 m, cạnh Bắc và Nam dài 10 m), một tờ ghi ngày 1/8/1992 là 151 m2 (cạnh Đông và Tây dài 15 m, cạnh Nam dài 9,5 m, cạnh Bắc dài 10,8 m). Đáng chú ý, cả hai bản này cùng được UBND phường xác nhận vào ngày 12/5/1992. Như trong bản án, thẩm phán căn cứ vào giấy chuyển nhượng đất và hoa mầu ngày 1/5/1992 để phán quyết thì đã mắc sai lầm nghiêm trọng.

Hai giấy nhượng đất và hoa mầu có diện tích và cạnh thửa khác nhau cùng được UBND phường xác nhận ngày 12/5/1992. Ảnh: TH

“Ông Hải, bà Phương có 151 m2 đất, đã xây nhà trên diện tích 77,9 m2 (theo sơ đồ thẩm định của tòa án ngày 13/8/2019) nhưng vẫn làm giấy bán cho con gái 80 m2 đất, giờ con gái thiếu đất cứ đè tôi ra đòi mà không thấy đòi người bán thiếu đất cho mình là như thế nào, có sự gian dối ở đây không”, ông Thắng cho biết thêm.

Loạn mốc giới khi thi hành bản án

Ngày 29/10/2021, căn cứ vào các bản án và quyết định thi hành án, cưỡng chế thi hành án, Chi cục Thi hành án Dân sự TP Cao Bằng đã tiến hành cưỡng chế thi hành án thành công mà không vấp phải bất cứ sự cản trở nào của các bên đương sự.

Chỉ có điều, khi tiến hành đo đạc để cắm mốc giới thi hành án, cơ quan thi hành án cùng các cơ quan chức năng lại “tìm ra” một mốc mới cho diện tích đất đang tranh chấp với sự sai lệch tại cạnh phía Bắc (so với sơ đồ hiện trạng thửa đất ngày 13/8/2019) tịnh tiến về phía đất nhà ông Việt, bà Hiền khoảng gần 20 cm.

Mốc có mũi tên màu vàng theo sơ đồ hiện trạng thửa đất ngày 13/8/2019, mốc có mũi tên màu đỏ là theo biên bản cưỡng chế thi hành án ngày 29/10/2021. Ảnh: TH

Đến thời điểm này, thửa đất số 5, tờ bản đồ số 491-III-D-a (bản đồ địa chính đo vẽ năm 1995) có các mốc giới qua mỗi lần đo đạc tại cạnh phía Bắc như sau: Giấy nhượng đất và hoa mầu ngày 1/5/1992 là 10 m; trích lục thửa 5 (tờ số 7) đo vẽ năm 1995 là 11,2 m; Quyết định 936 ngày 18/8/1997 của UBND tỉnh Cao Bằng là 10,8 m; GCNQSDĐ số N 891439 cấp ngày 24/5/2000 là 9,5 m; sơ đồ thẩm định tại chỗ ngày 28/7/2017 là 10,8 m; sơ đồ hiện trạng thửa đất ngày 13/8/2019 là 10,8 m, sơ đồ trích đo địa chính khu đất ngày 14/5/2020 là 10,2 m; biên bản thi hành án ngày 29/10/2021 chưa có số đo.

“Phải chăng có điều gì chưa đúng ở đây nên mới dẫn đến việc chỉ có sơ đồ thẩm định của tòa án và sơ đồ tự vẽ nhà ông Hải, bà Phương là có số đo thống nhất ở cạnh phía Bắc là 10,8 m, còn của cơ quan chuyên môn lại hoàn toàn khác” - ông Thắng băn khoăn.

Theo quan sát thực tế của phóng viên, sự khác nhau của cạnh phía Bắc của mảnh đất đang có sự tranh chấp này nằm ở việc xác định đâu là điểm đầu của cạnh này. Việc xác định là từ mép nhà ông Hải, bà Phương theo hiện trạng hay theo giấy tờ mua bán mà thẩm phán chủ tọa của 2 phiên tòa sử dụng làm căn cứ để phán quyết là từ mép đường dân sinh (ở cạnh phía Tây) có sự khác biệt rất lớn.

Bởi hiện nay từ mép tường nhà ông Hải, bà Phương (cạnh phía Tây của thửa đất) còn đang cách mép đường dân sinh khoảng 90 cm và gia đình này còn khẳng định chủ quyền bằng việc làm bậc lên xuống và trồng cây lâu niên ở của hông ngôi nhà.

Ở phía Tây thửa đất, từ mép đường dân sinh vào đến tường nhà ông Hải, bà Phương còn khoảng 90 cm, đang được gia đình làm bậc lên xuống và trồng cây ăn quả. Ảnh: TH

“Tôi là cán bộ, gia đình tôi là gia đình chính sách, tôi luôn sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Cực chẳng đã tôi mới phải theo kiện để tìm ra chân lý, nhưng mỗi lần đo đạc lại ra một mốc giới nên tôi cũng rất băn khoăn đâu mới là sự thật. Để tránh thiệt hại cho các cá nhân và tổ chức trong vụ việc này, tôi đã làm đơn tố một số cá nhân mà tôi cho rằng đang cố tình làm sai lệch bản chất của vụ việc. Ở đây, để sự việc ngày càng rắc dối, không thể không nói đến trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương khi cấp GCNQSDĐ không đúng thực tế, không đúng quy định”, ông Thắng bức xúc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm