Theo dõi Báo Thanh tra trên
Mai Mười
Thứ năm, 27/10/2022 - 08:53
(Thanh tra) - Không đồng tình với việc thu hồi đất giao tư nhân làm dự án, công dân tiếp tục gửi đơn khiếu nại vượt cấp, mong các cấp có thẩm quyền vào cuộc xác minh, làm rõ những khuất tất để xem xét, giải quyết vụ việc một cách công tâm, khách quan nhằm trả lại những quyền lợi hợp pháp theo quy định.
Gia đình bà Gấm xây tường kiên cố xung quanh nhằm bảo quản vườn cây ăn trái. Ảnh: MM
Theo đơn phản ánh đến các cơ quan chức năng, cha bà Lê Thị Gấm là ông Nguyễn Văn Em, trú tại ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã sinh sống và canh tác vườn cây ăn quả từ năm 1973. Đất đã được gia sử dụng ổn định, trồng các loại cây như dừa, chuối, xà cừ… nhằm trang trải cuộc sống.
Năm 1976, gia đình ông Trần Tích Đức mượn một phần đất của gia đình để trồng hoa màu.
Năm 1998, ông Đức có tranh chấp với gia đình bà Gấm.
Bà Gấm cho biết, vì trong quá trình giải quyết tranh chấp, gia đình không cung cấp được giấy xác nhận nguồn gốc sử dụng đất (do bị thất lạc) nên ngày 11/6/2001, UBND huyện Phú Quốc đã bác đơn khiếu nại của ông Trần Tích Đức, thu hồi diện tích 4.059m2 trên giao cho xã Dương Tơ quản lý.
Từ đó đến nay, gia đình bà vẫn sử dụng ổn định, tiếp tục chăm sóc vườn dừa, trồng cây ăn trái để góp phần trang trải cuộc sống.
Canh tác ổn định nhưng cho rằng đất bỏ hoang từ lâu
Theo hồ sơ vụ việc, ngày 23/6/2014, Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc (nay là Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc) có Tờ trình số 53/TTr-BQLPTPQ về việc Công ty TNHH Phương Anh Đức (Công ty Phương Anh Đức) xin chủ trương đầu tư mở rộng khu nghỉ dưỡng Famiana Resort & Spa tại tổ 1 ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc.
Tờ trình nêu rõ: Hiện trạng khu đất không có mặt tiền đường Trần Hưng Đạo (phía trước là nhà dân), không có mặt tiền và chung quanh không có đường vào (tứ cận bị bao vây), bị bỏ hoang từ lâu, lại là vùng trũng nên đến mùa mưa thì bị ngập nước, chứa rác bẩn và vô số ký sinh trùng độc hại làm ô nhiễm cảnh quan và môi trường xung quanh.
Mục đích xin giao đất cho doanh nghiệp là đầu tư, mở rộng san lấp và xây dựng một số phòng nghỉ tại đây nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khu nghỉ dưỡng.
Sau khi có có Tờ trình số 53/TTr-BQLPTPQ của Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, ngày 4/7/2014, UBND tỉnh Kiên Giang có Văn bản số 2644/VP-KTCN về việc chấp thuận chủ trương cho Công ty Phương Anh Đức đầu tư mở rộng khu nghỉ dưỡng tại ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc với diện tích mở rộng là 3,347,4m2, hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Đồng thời, yêu cầu Công ty Phương Anh Đức có trách nhiệm thực hiện trình tự, thủ tục, tiến độ triển khai các bước đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai… theo tiêu chí đầu tư trên đảo Phú Quốc do UBND tỉnh ban hành và các quy định khác có liên quan.
Ngày 13/10/2017, UBND huyện Phú Quốc (nay là TP Phú Quốc) ban hành Văn bản số 794/TB-UBND thông báo thu hồi đất của gia đình bà Gấm dự kiến khoảng 3.486.7m2 để thực hiện dự án trên và bố trí tái định cư tại khu tái định cư 73ha tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ.
Ngày 21/10/2021, UBND TP Phú Quốc ban hành Quyết định số 4728/QĐ-UBND về việc thu hồi 3,406,4m2 của gia đình bà Lê Thị Gấm để giao thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng Famiana Resort & Spa.
Bổ sung giấy xác nhận tình trạng sử dụng đất
Trong đơn gửi cơ quan chức năng khiếu nại về việc thu hồi đất, bà Lê Thị Gấm cho biết, Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc nêu thực trạng khu đất như nội dung trên là không đúng. Vì trên thực tế, khu đất trên gia đình bà sử dụng canh tác ổn định từ 1975 đến nay. Trên đất trồng dừa, xà cừ, chuối, xoài… đường vào khu đất rộng khoảng 2m, kế bên nhà trên đất của gia đình.
"Người dân sống lâu năm ở khu vực xung quanh đều làm chứng cho gia đình tôi về việc sử dụng đất ổn định từ 1975 đến nay", bà Gấm cho biết.
Diện tích đất trên được gia đình xây tường kiên cố xung quanh, do nhà bà quản lý và sử dụng chứ không phải chung quanh không có đường vào (tứ cận bị bao vây), bị bỏ hoang từ lâu, lại là vùng trũng nên đến mùa mưa thì bị ngập nước, chứa rác bẩn và vô số ký sinh trùng độc hại làm ô nhiễm môi trường xung quanh như nội dung mà Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc nêu trong tờ trình.
Cũng trong đơn gửi cơ quan liên quan để bổ sung tình tiết mới về nguồn gốc sử dụng đất, bà Gấm cho biết, đơn xin khẩn đất được UBND Cách mạng Lâm thời huyện Phú Quốc (nay là TP Phú Quốc) xác nhận ngày 4/9/1975 cấp cho ông Nguyễn Văn Em được phép sử dụng 12.800m2 đất của gia đình thể hiện rõ việc xác định tứ cận. Giấy xác nhận này là cơ sở quan trọng để chứng minh nguồn gốc sử dụng đất hợp pháp của gia đình từ năm 1975 cho đến nay.
Diện tích đất trên được sử dụng ổn định, lâu dài, là nguồn thu nhập từ vườn dừa, các cây ăn trái khác (hiện vẫn đang thu hoạch cây ăn trái như cuối, xoài, cây tràm tuổi thọ trên 40 năm, nhiều cây dừa có tuổi thọ trên 35 năm…) và khu đất chỉ có duy nhất một lối ra vào bên hông nhà trên đất của bà Gấm.
Quá trình tiếp xúc với các bên trong việc giải quyết các quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, gia đình bà Gấm chưa thống nhất các thoả thuận trong việc bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư… vì thế vụ việc vẫn chưa kết thúc và gia đình tiếp tục tiếp khiếu.
Một cựu lãnh đạo Cục III, Thanh tra Chính phủ, cho biết, đất đai sử dụng ổn định từ những năm 1975, nếu xác nhận được nguồn gốc sử dụng đất, canh tác ổn định, không có tranh chấp thì sẽ được xem xét cấp “sổ đỏ” theo Luật Đất đai 1993. Luật Đất đai 2003, các nghị định, văn bản liên quan chính sách, pháp luật về đất đai đều quy định, đất đai trong trường hợp canh tác ổn định, lâu dài, có nguồn gốc sử dụng rõ ràng… khi thu hồi thì bồi thường theo giá thị trường.
Liên quan đến vụ việc, bà Gấm cho biết vừa gửi đơn đến thành viên Ban Thường vụ TP Phú Quốc và những người có trách nhiệm nhằm xem xét lại trường hợp thu hồi đất, cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình. Nếu diện tích đất trên phù hợp với chức năng là đất định hướng phát triển du lịch, gia đình bà sẵn sàng đầu tư, kinh doanh loại hình dịch vụ này, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu