Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Có dấu hiệu “lách luật” thông thầu?

Thứ hai, 16/12/2013 - 10:38

(Thanh tra) - Một số doanh nghiệp (DN) tham gia dự thầu gói thầu “Hệ thống thoát nước và Trạm xử lý nước thải Khu du lịch Đại Lải”, thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án (BQLDA) Khu du lịch Đại Lải trực thuộc UBND thị xã Phúc Yên đã đưa ra hồ sơ mời thầu trong đó áp đặt một số nội dung không đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu, làm giảm tính cạnh tranh, nhằm hạn chế nhà thầu, mục đích thiết lập “quân xanh, quân đỏ” để thông thầu…

Nước thải sinh hoạt xung quanh hồ Đại Lải chưa được thu gom, xử lý. Ảnh: NM

Khi phát hiện các dấu hiệu trên, một số nhà thầu đã có văn bản gửi BQLDA Khu du lịch Đại Lại và các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc nhưng không được trả lời và giải quyết thỏa đáng.

Đại diện Cty TNHH Việt Sáng, có trụ sở tại TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc cho biết: Khi tham gia dự thầu, chúng tôi luôn chấp hành các quy định của pháp luật về đấu thầu nhằm đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh. Mục tiêu của đấu thầu là để chủ đầu tư dự án được cung cấp các vật tư, thiết bị đúng tiêu chuẩn đề ra, đảm bảo công năng sử dụng, tránh lãng phí, tiết kiệm chi phí trong đầu tư cũng là tiết kiệm ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, BQLDA Khu du lịch Đại Lải đã cố ý đưa vào hồ sơ mời thầu những quy định khắt khe đến khó hiểu để có lợi cho một vài nhà thầu nào đó. Chúng tôi nghĩ, làm vậy là để họ thiết lập “quân xanh, quân đỏ” nhằm mục đích thông thầu. Cụ thể: Trong hồ sơ mời thầu, trang 26, 27 quy định ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có đối với các nhà thầu. Việc quy định quá chi tiết trong hồ sơ mời thầu và cụ thể theo ngôn từ chính xác mà theo quy định thì gói thầu xây lắp này không tới mức cần thiết phải quy định như vậy. Tại trang 36, quy định năng lực trong liên danh cũng làm hạn chế việc lựa chọn các nhà thầu. Theo quy định hiện hành, chỉ cần nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm trong phần công việc được phân chia trong liên danh dự thầu, không cần thiết tất cả các thành viên đều phải có năng lực đủ để thực hiện cả gói thầu. Tại trang 39, mục 6, quy định phải có giấy phép ủy quyền của nhà sản xuất trực tiếp cho nhà thầu tham gia gói thầu là việc làm không cần thiết, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. Tại mục 5.2 và 5.3 từ trang 41 - 46 hồ sơ mời thầu mô tả chi tiết các hạng mục điều khiển và thiết bị đầu cuối nhưng trong hồ sơ bản vẽ thiết kế gửi kèm không có thiết kế nguyên lý và mô tả đầu nối lắp đặt…

Điều đặc biệt là chủ đầu tư dự án - bên mời thầu - đã “lách luật” bằng việc áp đặt trong hồ sơ mời thầu nội dung đặc tả các chi tiết chỉ số, thông số kỹ thuật, kích thước hình học vỏ và chân máy, công năng, tần suất, dải hoạt động của một chiếc máy có chức năng “đo và điều khiển phòng hóa chất”. Tuy trong hồ sơ mời thầu không nêu chính xác tên, nhãn hiệu loại máy này (vì nếu đưa tên, nhãn hiệu máy vào là vi phạm Luật Đấu thầu) nhưng việc đưa các chi tiết cụ thể của một loại máy vào nội dung mời thầu là đã có chủ ý ngầm chỉ định cho một nhà thầu nào đó có được độc quyền về loại máy có các thông số kỹ thuật chi tiết như miêu tả.

Cũng theo đại diện Cty TNHH Việt Sáng: Sau khi tìm hiểu các thông số kỹ thuật mô tả trong hồ sơ mời thầu, đối chiếu với các loại máy trên thị trường, chúng tôi xác định các thông số kỹ thuật đó chỉ có ở chiếc máy mang nhãn hiệu Fluke 1620A, có giá khoảng 90 triệu đồng. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với Cty Cổ phần Tổ hợp chuyển giao công nghệ - đơn vị độc quyền phân phối loại máy này ở Việt Nam, đề nghị Cty này hợp tác, cấp giấy ủy quyền cho chúng tôi để chúng tôi có đủ điều kiện dự thầu thì nhận được câu trả lời: Trước đó, Cty đã cấp giấy ủy quyền độc quyền cho một đơn vị chào thầu gói thầu nói trên nên không thể cấp tiếp cho đơn vị khác được!

 Hồ Đại Lải trước sức ép nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra hồ. Ảnh: NM

Gói thầu xây lắp nói trên trị giá 17 tỷ đồng và chiếc máy Fluke 1620A mà bên mời thầu ngầm chỉ định có giá 90 triệu đồng, liệu đây có phải là vấn đề tiên quyết của dự án? Trên thực tế, có nhiều loại máy của nhiều hãng sản xuất với nhiều tên gọi khác nhau đều có thể đáp ứng tốt các tiêu chí thực tiễn yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất thì mỗi hãng đều có bí quyết của riêng mình. Ví dụ, cùng là chiếc xe máy có động cơ 110 phân khối, có công năng sử như nhau, nhưng về hình thức và các chi tiết của chiếc xe máy do Hãng Honda sản xuất sẽ khác chiếc xe do Hãng Yamaha hoặc Suzuky sản xuất… 

Ngoài loại máy mang nhãn hiệu Fluke 1620A thì trên thị trường còn có rất nhiều loại máy có chức năng đo và điều khiển phòng hóa chất của các hãng khác sản xuất có chất lượng, giá cả tương đương hoặc tốt hơn loại máy Fluke 1620A. Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án đưa vào nội dung mời thầu như nói ở trên thì chỉ có đơn vị được ủy quyền độc quyền mới đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu nói trên, luật sư Hoàng Văn Hướng, Đoàn Luật sư Hà Nội cho hay: Trong hồ sơ mời thầu, chủ dự án đã áp đặt một số điều kiện và nội dung chi tiết quá khắt khe mà pháp luật không quy định. Việc này có thể làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng của gói thầu. Đối chiếu các quy định hiện hành, bên mời thầu đã vi phạm khoản 2, Điều 18 Luật Đấu thầu và Thông tư 01/2010/TT-BKHĐT ngày 6/1/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp.

Ngày 29/11/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản trả lời kiến nghị của Cty TNHH Việt Sáng: Theo quy định tại khoản 1, Điều 72 Luật Đấu thầu, nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu. Việc giải quyết kiến nghị được quy định tại khoản 1, Điều 73 Luật Đấu thầu và Điều 61 Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Căn cứ các quy định trên, trách nhiệm giải quyết kiến nghị trước hết thuộc về bên mời thầu sau đó là chủ đầu tư; nếu các đơn vị này không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với phương án giải quyết thì có quyền kiến nghị với người quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu: Bên mời thầu, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị hợp lệ của nhà thầu theo trình tự, thời gian quy định. Trường hợp phát hiện nội dung thiết kế, hồ sơ mời thầu chưa phù hợp thì phải có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo chất lượng thiết kế công trình cũng như tính công bằng, minh bạch, khách quan trong đấu thầu.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024
Nho Quan, Ninh Bình: Cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

Nho Quan, Ninh Bình: Cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Thành Nam

07:25 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm