Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chính Bình
Thứ ba, 25/01/2022 - 22:28
(Thanh tra) - Liên quan đến sự việc 6 hộ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) của Công ty CPTM Phú Xuyên suốt 15 năm qua đưa đơn đi gõ cửa, kêu cứu khắp nơi vì không được cấp đất mặc dù đã đóng đủ tiền cho Nhà nước, đã cho thấy sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của chính quyền huyện Phú Xuyên bằng những chỉ đạo loanh quanh, thậm chí là “hứa hẹn", kiểu “đợi báo cáo để UBND thành phố xem xét” hết lần này đến lần khác.
Người dân nhiều năm gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Ảnh: Chính Bình
Hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều!
Như Báo Thanh tra đã thông tin, do sự gian dối trong báo cáo của Công ty Cổ phần Thương mại (CPTM) Phú Xuyên, cùng sự thiếu trách nhiệm trong việc xác minh, thẩm định, xem xét của UBND huyện Phú Xuyên, dẫn đến hàng loạt văn bản trái quy định pháp luật đã được ban hành liên quan đến việc Công ty CPTM Phú Xuyên định lấy 720m2 đất thuộc sở hữu của hộ gia đình bà Hà Thị Phúc (cũng là CBCNV) để cấp cho 6 hộ CBCNV công ty. Việc này đã đẩy cả 6 hộ dân này rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, phải đem đơn đi kêu cứu khắp nơi suốt 15 năm qua. Còn chính quyền UBND huyện Phú Xuyên thì cứ “hứa thật nhiều rồi thất hứa cũng thật nhiều”.
Lần 1, ngày 10/2/2015, ông Nguyễn Chí Quân - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên đã chủ trì buổi làm việc, đối thoại với 6 hộ dân chưa được cấp đất. Ông đã thống nhất, đồng ý theo đề xuất bố trí giao đất cho 6 hộ này vào khu tái định cư đường gom phía Tây đường sắt, với diện tích bằng diện tích các hộ đã nộp tiền theo thông báo của UBND huyện năm 2006 là 90m2/mỗi hộ. Theo đó, 6 hộ sẽ được phân vào 6 vị trí liền nhau trong một khu, và sẽ không phải đóng góp thêm kinh phí làm hạ tầng. Thời gian thực hiện được xác định theo thời gian triển khai dự án. Các nội dung này đã được ghi rõ trong biên bản được lập tại buổi làm việc. Tuy nhiên, sau đó, những nội dung mà Phó Chủ tịch thống nhất và đồng ý này đã không được triển khai.
Lần 2, ngày 21/12/2017, 3 năm sau những hứa hẹn rồi để đó của Phó Chủ tịch UBND huyện, đến lượt ông Nguyễn Trọng Vĩnh - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường được lãnh đạo huyện ủy quyền làm việc với 6 hộ dân. Tại buổi làm việc, UBND huyện Phú Xuyên đã đưa ra danh sách các khu vực có thể bố trí được quỹ đất để giao đất cho các hộ. Sau khi cân nhắc và bàn bạc, các hộ không đồng ý nhận đất ở khu vực khác khu vực Lò Mỳ và yêu cầu UBND huyện hoàn trả lại tiền đã thu với đơn giá tiền trả lại phải được tính theo giá chung của thị trường ở thời điểm hiện tại đang được áp tại khu vực Lò Mỳ thuộc tiểu khu Thao Chính. Các nội dung này đã được thống nhất và ghi rõ trong biên bản làm việc, nhưng cuối cùng cũng không triển khai được.
Lần 3, ngày 24/4/2019, UBND huyện Phú Xuyên đã ban hành Văn bản số 635/UBND-TNMT trả lời nội dung đơn của bà Đỗ Thị Đảm - đại diện 6 hộ dân đề nghị UBND huyện giải quyết vụ việc (bà Đảm cũng là 1 trong 6 hộ dân chưa được cấp đất). Theo đó, UBND huyện cho biết đã giao các phòng, ban chức năng của huyện khẩn trương tham mưu và hoàn thiện hồ sơ dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đô thị Mỹ Hà và báo cáo UBND thành phố Hà Nội xem xét, chấp thuận bố trí diện tích đất để giao cho 6 hộ dân theo quy định nằm trong dự án đấu giá này. Đến nay, việc này vẫn chỉ là phương án nằm trên văn bản và chưa được triển khai.
Lần 4, mới đây nhất, ngày 11/1/2022, đích thân Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh đã chủ trì đối thoại với bà Nguyễn Thị Nguyệt, đại diện của 6 hộ dân. Tuy nhiên, thay vì đưa ra phương án để gỡ rối và giải quyết vấn đề, Chủ tịch huyện đã để lại nỗi bức xúc trong nhân dân: “Chủ tịch huyện nói đất cát bây giờ đang khó lắm, huyện đang giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo thành phố để xem xét, và sẽ trả lời người dân bằng văn bản trước Tết”.
Như vậy, suốt từ ngày 24/4/2019 đến 11/1/2022, UBND huyện Phú Xuyên làm không xong được báo cáo gửi thành phố xem xét, giải quyết quyền lợi chính đáng cho 6 hộ dân, hay UBND huyện Phú Xuyên chưa biết phải báo cáo ra sao trong việc này? Còn quyền lợi của các hộ dân thì cứ theo thời gian mà mòn mỏi…
Chính quyền huyện có đang kệ dân “sống chết mặc bay”?
Năm 2006, UBND huyện Phú Xuyên tổ chức thu tiền giao đất đối với các hộ dân có tên trong danh sách do Công ty CPTM Phú Xuyên cung cấp.
Bà Đỗ Thị Hồng Xuyến (1 trong 6 hộ dân đã nộp tiền) chia sẻ: “Hồi đó, huyện thông báo cấp đất cho 6 hộ dân. Họ còn dọa nếu không nộp nhanh thì hết hàng, không được nộp nữa. Chúng tôi là dân nghèo nên phải đi vay lãi thì mới có tiền mà nộp chứ không thì lấy đâu ra. Vay rồi còn phải trả. Đến giờ chúng tôi vẫn đang phải đi thuê nhà, mà nào có được nhà hẳn hoi đâu. Cũng chỉ có thể thuê những nhà mà người ta bỏ hoang thì giá mới rẻ. Cái gì cũng tạm bợ, tận cùng của khổ cực rồi…”.
Cùng chung cảnh ngộ với bà Xuyến, ông Nguyễn Quốc Lập kể: “Chúng tôi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền cho Cục Thuế huyện Phú Xuyên theo quyết định của UBND huyện, kể cả tiền đất và tiền thuế trước bạ. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã phải nộp cả tiền xây dựng công trình hạ tầng cho thôn Thao Chính nữa. Mà để nộp được số tiền đó, tôi cũng đã phải đi vay mượn rồi cầm cố nhà ở quê, và vẫn đang phải trả lãi cho đến tận bây giờ chưa hết…”.
Ông Lập bày tỏ nguyện vọng: “Chúng tôi là những người dân thấp cổ bé họng. Nhà cửa thì không có, mà đất thì cũng chẳng biết bao giờ mới được giao. Giờ chỉ mong được các cơ quan chức năng giúp đỡ để có được mảnh đất nương thân, đỡ cảnh đi ở nhờ, ở đậu ở cái tuổi gần đất xa trời này…”.
Đó mới chỉ là 2 trong 6 hộ CBCNV Công ty CPTM Phú Xuyên chưa được cấp đất suốt 15 năm nay. Trong số họ, có những người đã không còn nữa. Cả cuộc đời, họ dành dụm tích cóp để mua được mảnh đất nương thân, nhưng đâu ngờ lại trao nhầm công sức vào tay những người gian dối và thiếu trách nhiệm, để giờ chỉ biết than trời…
Để thông tin được khách quan, đa chiều, phóng viên Báo Thanh tra đã đặt lịch làm việc với UBND huyện Phú Xuyên để tìm hiểu rõ thông tin. Tại đây, Chủ tịch UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho ông Vũ Văn Hữu - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thông tin với cơ quan báo chí. Tuy nhiên, vị lãnh đạo phòng này lại tìm mọi cách và vin vào đủ loại lý do để thoái thác, trì hoãn buổi làm việc, như: Bận giải phóng mặt bằng, có người ở cơ quan dương tính với Covid-19, xong rồi lại bận họp...
Phóng viên đã cố gắng liên lạc, dù chỉ là phỏng vấn qua điện thoại, cũng không thành. Phải chăng vấn đề này quá khó để trả lời?
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội sớm có chỉ đạo kịp thời để xử lý dứt điểm vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương