Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chi cục Thi hành án dân sự quận Hà Đông đã đúng luật khi cưỡng chế tài sản người dân?

Nguyễn Hoan - Nguyễn Hiền

Thứ tư, 06/07/2022 - 22:30

(Thanh tra) - Mới đây, Báo Thanh tra nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Bá Tân, thường trú tại đội 1, tổ dân phố 5 Nghĩa Lộ, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội về việc gia đình bị Chi cục Thi hành án dân sự (CCTHADS) quận Hà Đông tổ chức thực hiện cưỡng chế tài sản chưa đúng quy định của pháp luật.

Đơn kêu cứu của ông Tân gửi Báo Thanh tra. Ảnh: Hoan - Hiền

Năm 2010, vợ ông là bà Phạm Thị Ngoan được một ngân hàng hỗ trợ vốn tiêu dùng với tài sản thế chấp là căn nhà vợ chồng ông đang ở.

Xuyên suốt quá trình vay, vợ chồng ông Tân luôn chấp hành đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, luôn trả nợ đúng hạn.

Tuy nhiên, đến năm 2018, do đầu tư dàn trải, gặp rủi ro trong kinh doanh, gia đình gặp biến cố lớn do người thân bị bệnh phải chạy chữa liên tục. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 kéo dài làm kinh doanh đình trệ, khiến việc trả nợ gốc và lãi hàng tháng của ông bị gián đoạn.

Sau nhiều lần trao đổi cùng với ngân hàng, hai bên đã có sự thoả thuận tại tòa án về việc trả nợ.

Tại Quyết định số 26/2019/QĐST-DS của TAND quận Hà Đông về “công nhận sự thoả thuận của các đương sự” đã thể hiện: Tạm tính đến ngày 29/11/2019, bà Ngoan và ông Tân đang còn khoản nợ ngân hàng số tiền 1.280.855.323 đồng (bao gồm nợ gốc, nợ lãi trong hạn và nợ lại quá hạn); việc trả nợ được thực hiện theo lộ trình từ 17/01/2020 - 25/08/2020, gia đình ông Tân và bà Ngoan phải trả cho ngân hàng mỗi tháng 40 triệu, đến ngày 25/09/2020 ông Tân và bà Ngoan phải trả dứt điểm số nợ còn lại.

Quyết định số 26 công nhận thỏa thuận giữa các đương sự. Ảnh: Hoan - Hiền

Tuy nhiên, tháng 09/2020 là thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở đỉnh điểm và diễn biến phức tạp, mọi hoạt động kinh doanh trên cả nước bị đình trệ, cuộc sống của người dân hoàn toàn bị đảo lộn, các nguồn thu bị giảm sút đã gây khó khăn cho gia đình ông Tân và bà Ngoan. Từ đó ông, bà tạm thời mất khả năng chi trả theo như Quyết định số 26/2019/QĐST-DS của TAND quận Hà Đông.

Đứng trước nguy cơ bị cưỡng chế mảnh đất hương hoả do các cụ để lại nên ông Tân và bà Ngoan cố gắng thanh toán số tiền 450 triệu đồng tiền nợ gốc vào tháng 11,12/2020 và 01/2021.

Theo lịch sử giao dịch được cung cấp bởi ngân hàng mà ông Tân bà Ngoan vay vốn, đến 01/04/2022 khoản nợ của gia đình chỉ còn 548.431.956 đồng.

Sao kê khoản nợ của ông Tân, bà Ngoan được cung cấp bởi ngân hàng. Ảnh: Hoan - Hiền

Kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản có thực hiện đúng luật?

Ngày 26/04/2022, bà Phùng Thị Kim Liên - chấp hành viên CCTHADS quận Hà Đông đã tổ chức thực hiện cưỡng chế tài sản của gia đình ông Tân.

Ông Tân cho biết: Trong suốt quá trình chấp hành viên Phùng Thị Kim Liên thực hiện việc thi hành án, gia đình tôi không nhận được bất kỳ văn bản nào về việc thông báo kê biên tài sản, thẩm định giá tài sản cũng như tổ chức đấu giá tài sản.

Việc làm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông.

Chỉ đến khi chuẩn bị thực hiện cưỡng chế thì ông mới nhận được Văn bản số 1084 và 1085.

Ông lập tức gửi đơn đề nghị cho chấp hành viên để được hủy bỏ cưỡng chế, xin thời gian 07 ngày hoàn trả đủ tiền.

Ngày 20/4/2022, ông nhận được Văn bản số 1179/CCTHADS với nội dung chấp hành viên trả lời không đồng ý. Do vậy, gia đình đặt nghi vấn về việc có hay không những khuất tất trong quá trình chấp hành viên Phùng Thị Kim Liên khi tổ chức thực hiện thi hành án đối với tài sản của gia đình.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra với luật sư Hồ Thị Hạnh Dung - Trưởng Văn phòng Luật sư Bạch Kim - Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An về các quy định hiện hành liên quan đến việc thông báo thi hành án dân sự như sau:

Tại điểm c khoản 1 Điều 7, Luật Thi hành án dân sự thì: Người phải thi hành án có các quyền sau đây: c) Được thông báo về thi hành án;

Tại  khoản 1 Điều 39 quy định việc thông báo về thi hành án:“Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

Tại  khoản 1 Điều 88 quy định về thực hiện việc kê biên: “Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

Điều 98 quy định về định giá tài sản kê biên:

1. Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;

Tại điểm b, Khoản 1 Điều 99 quy định về “định giá lại tài sản kê biên”:

1. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.

Khoản 2 Điều 101 quy định về việc bán tài sản đã kê biên:”Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện.

Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận. Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định hiện hành nêu trên, ông Tân, bà Ngoan cho rằng gia đình không nhận được các văn bản thông báo từ CCTHADS quận Hà Đông để thực hiện quyền của mình, khiến bây giờ bị bán mất tài sản là chỗ ở duy nhất của đại gia đình bốn thế hệ, có bố mẹ già cả ốm đau, con nhỏ đang đi học là một sự việc hết sức đau lòng và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Gia đình ông mong muốn Tổng cục Thi hành án/Cục Thi hành án TP Hà Nội cần xem xét lại toàn bộ quá trình chấp hành viên Phùng Thị Kim Liên thực hiện việc thi hành án đối với tài sản này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Và, liệu có khuất tất nào trong việc định giá tài sản để một bên nào đó được lợi?

Ngoài ra, ông Tân cũng cho biết: Trong quá trình thi hành án, gia đình đã thanh toán thêm cho ngân hàng số tiền nợ gốc 450 triệu (tháng 11, 12/2020 và tháng 01/2021). Tại thời điểm chuẩn bị bán đấu giá, khoản nợ chỉ còn khoảng hơn 600 triệu nợ gốc và khoảng 300 triệu nợ lãi. Như vậy việc ngân hàng và chấp hành viên Phùng Thị Kim Liên không tạo điều kiện cho gia đình vay mượn trả nợ mà quyết tâm đưa tài sản giá trị cao để bán đấu giá làm thiệt hại vô cùng lớn cho gia đình.

Theo bản phân phối tiền thi hành án tại Thông báo số 1377 ngày 13/5/2022 thì số tiền chi trả cho phía ngân hàng là 1.254.248.463 đồng cần phải được xem xét lại là đã tính trừ trên số tiền gia đình đã trả thêm 450 triệu cho ngân hàng 3 đợt gần nhất hay chưa?

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên và tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, giá trị tài sản của ông Tân và bà Ngoan tại thời điểm 2021 - 2022 có giá dao động từ 56 - 68 triệu đồng/m2. Như vậy, giá trị tài sản của ông Tân và bà Ngoan ước tính khoảng 7 - 8 tỷ đồng.

Vậy, CCTHADS quận Hà Đông căn cứ vào đâu để định giá tài sản và bán đấu giá cho người trúng đấu giá chỉ với 3.022.386.000 đồng?

Bất động sản tại Nghĩa Lộ, Yên Nghĩa được rao bán thời điểm tháng 2 và tháng 5 năm 2022. Nguồn: internet

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để thu thập thêm tài liệu, củng cố thông tin và sớm làm sáng tỏ vụ việc này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm