Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bất thường trong thu hồi đất tại D.A Vạn Phúc Riverside: Tập đoàn Đại Phúc gây đại họa cho dân

Thứ sáu, 03/03/2017 - 10:21

(Thanh tra)- Liên quan đến phản ánh của Báo Thanh tra về những bất thường trong thực hiện chính sách thu hồi đất tại dự án (D.A) Vạn Phúc Riverside, ngày 2/2/2017, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã có Văn bản số 1233 truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến giao Chánh Thanh tra TP rà soát và báo cáo đề xuất trình lãnh đạo TP xem xét, giải quyết theo quy định. Để rộng đường dư luận, Báo Thanh tra tiếp tục thông tin về hàng loạt sai phạm tại D.A này.

Tập đoàn Đại Phúc nghiễm nhiên thu lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản trên diện tích gần 198ha ven sông Sài Gòn với cái tên mỹ miều Vạn Phúc Riverside. Ảnh: GT

Lập lờ đánh lận con đen

Theo hồ sơ vụ việc, Tập đoàn Đại Phúc (có địa chỉ tại số 216 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh) do ông Phạm Văn Đường đại diện pháp luật, giới địa ốc quen gọi Sáu Đường là chủ đầu tư (CĐT) D.A Vạn Phúc Riverside. Trong quá trình thực hiện D.A, CĐT đã né tránh trách nhiệm đền bù thỏa đáng nhà đất cho người dân với chiêu thức sử dụng phương án bồi thường, hỗ trợ cho mục tiêu công ích.

Năm 2004, UBND TP Hồ Chí Minh ký Quyết định số 256/QĐ-UB, giao cho Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 (là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn) đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính khu đô thị Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Nội dung quyết định đã ghi rõ: "Thu hồi đất để giao cho Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị Hiệp Bình Phước. Sau khi hoàn thành sẽ bàn giao toàn bộ diện tích đất trên cho UBND TP Hồ Chí Minh, để quyết định việc giao đất, cho thuê đất đối với các dự án thành phần theo quy hoạch được phê duyệt và theo quy định của pháp luật đất đai”.

Để có mặt bằng thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị Hiệp Bình Phước, ngày 9/11/2004, các cơ quan chức năng đã phê duyệt  phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Tuy nhiên, đến tháng 11/2006, Công ty TNHH Vạn Phúc lại được thay thế Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 thực hiện D.A với mục đích xây dựng nhà để kinh doanh. Thời điểm này, Luật Đất đai 2003 đã có hiệu lực nên D.A có sự thay đổi về mục đích sử dụng đất thì CĐT phải xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư mới để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất tại khu đô thị Hiệp Bình Phước. Ngoài ra, để bảo đảm không thất thu cho ngân sách thì toàn bộ diện tích đất này phải đấu giá công khai hoặc phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Việc UBND TPHồ Chí Minh giao 198ha đất để thực hiện D.A là không phù hợp về thẩm quyền được quy định tại Luật Đất đai 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001. Theo quy định thẩm quyền thu hồi vàgiaođất của UBND tỉnh, thành là 2ha tại đô thị, nếu diện tích lớn hơn thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Hệ quả là, Nhà nước thất thu, công dân tiếp khiếu, chỉ có CĐT là nghiễm nhiên thu lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản trên diện tích gần 198ha ven sông Sài Gòn với cái tên mỹ miều Vạn Phúc Riverside.

Ai đang bao che cho sai phạm?

Ngay trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi đất công thành đất tư, Tập đoàn Đại Phúc đã từng xin cơ chế xây dựng sân golf tại phần đất này nhưng sau đó lại xin hủy để triển khai D.A bất động sản ven sông. Điều bất thường là UBND quận Thủ Đức lại rất sốt sắng ban hành các quyết định chi trả bồi thường cho người dân tại thời điểm tháng 4/2011 nhưng mức giá lại tính toán theo bảng giá đất năm 2004.

Diện tích 198ha ven sông Sài Gòn được chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước với giá đền bù thấp thành dự án phân lô biệt thự. Ảnh: GT

Theo luật sư Phạm Tấn Thuấn - Văn phòng Luật sư Quốc Tuấn, những văn bản do các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh ban hành liên quan đến quá trình thu hồi, đền bù đất tại D.A này đã cho thấy mục đích sử dụng đất đã thay đổi so với quyết định ban đầu nên CĐT phải xây dựng phương án bồi thường phù hợp trên cơ sở thương lượng với người dân bị thu hồi đất. Hành vi ban hành quyết định bồi thường của UBND quận Thủ Đức là chưa phù hợp quy định pháp luật, có dấu hiệu bao che cho sai phạm của Tập đoàn Đại Phúc tại D.A này.

Điều 41 của Nghị định 84/2007 quy định UBND các cấp chủ trì việc tiến hành thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất nếu có đề nghị của một hoặc các bên liên quan và không được ra quyết định thu hồi đất hoặc thực hiện các biện pháp không phù hợp với quy định của pháp luật để can thiệp vào việc thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất trong trường hợp không thuộc diện thu hồi. Cũng tại Điều 28 Nghị định 69/2009 quy định: “Đối với các dự án đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, CĐT và người sử dụng đất thỏa thuận theo hình thức chuyển nhượng”.

Hiện tại, ông Nguyễn Văn Láng cùng nhiều hộ dân bị thu hồi đất tại Vạn Phúc Riverside đã làm đơn gửi Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của CĐT, cũng như một số cán bộ quận Thủ Đức trong quá trình thực hiện chính sách đền bù, thu hồi đất. Nội dung đơn của người dân đã đề cập đến hàng loạt vấn đề như: UBND quận Thủ Đức đã không công bằng với người dân khi đứng hẳn về phía CĐT khi đã ra “tối hậu thư” đối với người dân “không chịu nhận tiền sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ nhà”.

Trong khi người dân đang nộp đơn khiếu nại theo quy định pháp luật, ngày 19/9/2012, Chủ tịch UBND quận Thủ Đức Huỳnh Thanh Nhân đã ký văn bản tổ chức cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ nhà cửa, công trình, vườn cây của dân giao đất cho doanh nghiệp. Việc cưỡng chế này là không đúng pháp luật vì thời điểm năm 2012, các nghị định của Chính phủ đã quy định về nguyên tắc tự thảo thuận thương lượng khi thu hồi đất. Các cơ quan  chức năng quận Thủ Đức cưỡng chế nhà đất của người dân dựa trên căn cứ Tờ trình số 330/Ttr ngày 14/9/2012 của Chánh Thanh tra Xây dựng quận Thủ Đức là không thuyết phục. Lý do là thanh tra xây dựng không có chức năng đề xuất cưỡng chế giải tỏa nhà của dân khi họ không vi phạm về xây dựng, trật tự đô thị.

Giáng Thăng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm