Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/05/2012 - 09:18
(Thanh tra) - Từ quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho nhà số 30 Lê Lai dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Quyết định số 8715/QĐ-UB ngày 12/11/2010 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã giải quyết phần đất “đường luồng cho là sử dụng chung” nay thuộc sở hữu của hộ ông Phan Thanh Kế. Tuy nhiên, phần đất lấn chiếm rộng hơn 0,2m x 17,5m chưa giải quyết dứt điểm, nên đưa ra Tòa phân xử. Phiên tòa ngày 3/5/2012 của TAND quận Hải Châu đã đưa ra phán quyết thiếu tính thuyết phục.
Bà Hương cho phá dỡ trụ bằng cách kéo sập cả trụ lẫn móng và phá vỡ mương thoát nước nhà ông Kế
Trước đó, Báo Thanh tra Online ngày 28/3/2012 có bài: “Còn chờ phán xét của Tòa án” thì Tòa soạn nhận cuộc điện thoại từ TAND quận Hải Châu cho rằng, vụ án đã xét xử xong. Mãi đến ngày 3/5/2012, phiên tòa diễn ra cho thấy, có nhiều bất thường trong quá trình tố tụng. Tòa cho rằng, tường ngăn do nhà ông Kế xây dựng trái phép, dựa theo Quyết định số 1014/QĐ-UB ngày 18/6/1996 và Quyết định số 1154/QĐ-UB ngày 13/3/1999 của UBND TP buộc phải dỡ bỏ và mương thoát nước dọc theo đường luồng do nhà bà Oai (mẹ bà Trần Thị Thanh Hương) xây dựng sau khi có QĐ số 1014/QĐ-UB. Song, cả hai quyết định này không được thực thi vì sau đó ông Nguyễn Bá Thanh (lúc đó là Chủ tịch TP) có Giấy chỉ đạo dừng thi hành và sau này ông Kế cho xây mương thoát nước ra đường Lê Lai (thay máng xối cũ đã bị hỏng) và xây tường gạch áp sát tường nhà bà Hương (thay hàng rào kẽm gai). Việc nhà ông Kế xây dựng tường ngăn không cho bà Hương sử dụng đường luồng làm sao bà Oai xây dựng mương thoát nước được?
Điều khó hiểu là, Quyết định 8715/QĐ-UB ngày 12/11/2010 của Chủ tịch UBND TP lại không được đề cập ở phiên tòa cũng như tại bản án. Theo quyết định này, phần đất đường luồng thuộc nhà ông Kế, thì việc bà Hương phá dỡ vật kiến trúc như mái tôn hiên hông nhà, nền hiên, tường ngăn, mương thoát nước dài 16m nằm trên đất đường luồng…, là vi phạm Điều 265, Bộ Luật dân sự. Ngoài ra, khi xây dựng nhà, bà Hương cho khoét sâu hàm ếch hố móng gây ảnh hưởng nền hiên và gây ngập cho nhà 32 khi trời mưa; đồng thời phá vỡ hàng trụ dễ gây sụp đổ nhà ông Kế là vi phạm Điều 268, Bộ Luật dân sự.
Về hàng trụ bê tông, Tòa cho rằng: “Bà Hương tháo dỡ nhà cũ và có tháo 3 trụ bê tông ở phía Tây nhà 30 Lê Lai, trụ thứ tư ở vị trí cuối góc nhà đang đập dỡ còn lại, căn cứ vào vị trí trụ thứ tư này; HĐXX có cơ sở xác định 4 trụ bê tông này nằm thẳng hàng, trong kết cấu hàng trụ nhà 30 Lê Lai như lời khai của bà Hương là có căn cứ, do đó 4 cây trụ này thuộc quyền sở hữu của họ”. Ngược lại, lời khai của ông Kế cũng như chứng cứ thu thập được, cho thấy dãy hàng trụ quyét vôi cả 4 mặt phân bố trên chiều dài 17,5m dọc nhà ông Kế (chứ không phân bổ trên 21,5m chiều dài nhà bà Hương) và nằm bên ngoài tường nhà hiện hữu của bà Hương. Hiện, trong 3 trụ bê tông còn lại, có trụ cuối gắn kết cấu đà ngang và sàn bê tông nhà ông Kế. Ngày 25 và 30/11/2009, bà Hương cho đập phá trụ này, buộc Công an phường Thạch Thang và Cảnh sát 113 phải can thiệp.
Ngoài ra, việc cho rằng, hàng trụ này trong phần đất Nhà nước cấp cho bà Oai là thiếu căn cứ, vì dãy trụ này nằm trong diện tích 9m x 17,5m nhà ông Kế; nằm bên ngoài 4m bề ngang nhà bà Hương theo như Văn tự mua bán nhà và Trích lục họa đồ, Trích lục tạm bợ của Ty Quản lý Nhà đất và công trình công cộng QN - ĐN (cũ) cấp. Thậm chí, chủ tọa phiên tòa kết luận: “Mái hiên, 17 cây xà gồ nằm trên đường luồng giữa hai nhà 30-32 Lê Lai là thuộc kết cấu tường phía Tây nhà bà Oai mua của bà Sa vào năm 1975 và được Ty QLNĐ và CTCC QN - ĐN công nhận trước khi bà Sa bán gian nhà còn lại phía Tây cho ông Kế”. Song, thực tế mái hiên, đường luồng nằm ngoài diện tích 91m2 đất nhà bà Oai, thì dựa vào đâu để công nhận mái hiên thuộc kết cấu nhà bà Oai và Ty QLNĐ và CTCC QNĐN (cũ) công nhận mái hiên thuộc kết cấu nhà bà Oai? Việc chưa giải quyết phần diện tích đất “tăng thêm” từ 91m2 thành 100,3m2 đất khi cấp “sổ đỏ” cho nhà bà Hương là nguyên nhân khiếu kiện dai dẳng, trong đó có việc phá dỡ tường và trụ nhà ông Kế để nới rộng diện tích.
Một chi tiết đáng lưu ý khi HĐXX hỏi: “Lúc xây dựng, bà Hương có xây dựng theo bờ tường cũ, ranh giới cũ không”?. Bà Hương không trả lời được, nhưng không được ghi vào biên bản và ý kiến bà Hương trong biên bản có phần mâu thuẫn: “Diện tích bề ngang của bà kéo dài đến đâu thì được trả lời đến phần trụ, nhưng khi được hỏi có bao gồm cả trụ không thì lại trả lời không”? Nội dung bản án có đoạn: “Ông Kế, bà Mai cho rằng, trong quá trình đào móng xây dựng nhà mới 30 Lê Lai làm nứt phần nền hiên hông nhà và hiện nay ông sửa chữa lại nhưng tại tòa ông Kế, bà Mai không chứng minh được việc xây dựng làm nứt nền hiên nhà nên yêu cầu của ông là không có căn cứ”; ý kiến của ông Kế cũng như báo chí phản ánh, là thực tế thi công bà Hương cho khoét hàm ếch hố móng sâu và dài khoảng 1,5m sát cạnh nhà ông, âm sang đất nhà ông khoảng 0,6m. Khi được hỏi nền đường luồng dưới mái hiên do ai xây, bà Hương cho rằng nền này có từ trước, nhưng trước đây khi làm đường, ông Kế đã nâng nền hiên hông và nền sân trước cao 0,3m. Về sau, do bị ngập khi bà Hương xây nhà, ông Kế nâng cao nền sau và làm lại hệ thống thoát nước.
Mặt khác, ngày 14/02/2012, TAND quận Hải Châu trưng cầu giám định tổn thất thiệt hại, đến ngày 23/3/2012 Cty CP Giám định Thái Dương có Kết quả giám định tổn thất số 008TT/12TD ngày 23/3/2012, nhưng không được Tòa sơ thẩm đề cập? Hiện, ông Kế tiếp tục kháng cáo lên Tòa phúc thẩm.
Nhóm Phóng viên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Chu Tuấn
09:00 08/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng