Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam có cơ hội gia nhập thị trường chuối toàn cầu?

Thứ bảy, 15/03/2014 - 07:27

(Thanh tra) - Hai Công ty Fyffes và Chiquita đang chuẩn bị sáp nhập để tạo thành hãng chuối lớn nhất thế giới, trị giá khoảng 1 tỷ USD và chiếm 14% thị phần toàn cầu. Công ty mới sẽ có tên ChiquitaFyffes, dự kiến bán được 160 triệu thùng chuối mỗi năm, nhiều hơn tất cả các đối thủ khác. Theo Liên Hợp Quốc, thị trường chuối thế giới hiện được kiểm soát bởi 4 công ty - Chiquita, Dole Food Company, Fresh Del Monte, Fyffes. Riêng 3 Công ty Chiquita, Fyffes và Fresh Del Monte đã nắm giữ 80% thị phần chuối toàn cầu.

Ảnh minh họa

Sự kết hợp này, theo Huffington Post, sẽ tạo nên một “đế chế” chuối trong tương lai thống lĩnh toàn cầu. Doanh thu dự đoán của hãng chuối lớn nhất thế giới này sẽ nhảy vọt lên 4,6 tỷ USD hàng năm.

Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: Chuối tiêu, chuối laba, chuối bom, chuối ngự... Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Vậy chuối của Việt Nam ở đâu trong con số 4,6 tỷ USD hàng năm của thị trường chuối toàn cầu đang liên tục phát triển?

Ở Việt Nam, chuối cũng là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn.

Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung với quy mô công nghiệp. Không chỉ vậy, trong quá trình vận chuyển hoa quả từ các nhà vườn đến nơi tiêu thụ thiếu sự cẩn trọng nên chuối không thể giữ nguyên được hình thức bên ngoài của chuối và cũng chưa có biện pháp bảo quản thích hợp.

Trong năm ngoái, ông Lê Sĩ Công, Giám đốc Công ty TNHH La Ba Đà Lạt (Lâm Đồng) trả lời trên báo chí cho biết, hiện nay, mỗi ngày thị trường Nhật Bản cần từ 10 - 20 tấn chuối laba, nhưng Công ty không đủ hàng để xuất khẩu. Ngoài Nhật Bản, thị trường các nước Anh, Nga, Ukraine... cũng ưa chuộng chuối laba. Đây là một loại chuối đặc sản của Lâm Đồng, có vị dẻo, thơm đặc biệt.

Cũng theo ông Công, diện tích chuối laba ở Lâm Đồng đang giảm mạnh, chỉ còn gần 200 ha, do vài năm qua giá chuối bấp bênh, nhiều nông dân chuyển sang trồng cây khác.

Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, giá trị chuối Việt Nam xuất khẩu bất ngờ tăng mạnh sức hút vào thị trường Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Âu. Thậm chí, giá chuối thu mua tại vườn tăng hơn 20% mà vẫn không đủ hàng để xuất khẩu. Hiện tại, thị trường chuối tại Trung Quốc luôn sẵn sàng thu mua hơn 20-30 tấn/ngày, Nhật Bản cần khoảng 15-20 tấn/ngày và Việt Nam chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.

Có thể thấy, trước mắt, Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp thích hợp để đáp ứng đủ các thị trường trong khu vực. Đây cũng là cánh cửa giúp sản phẩm chuối Việt Nam đến được với thị trường thế giới và gia nhập vào “đế chế” chuối chiếm tới 80% thị phần toàn cầu.

Thùy Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm