Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 30/08/2021 - 06:36
(Thanh tra) - Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành, nghề, trong đó có ngành Nông nghiệp. Trước tình hình trên, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, đồng thời chủ động sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng sẽ vận động doanh nghiệp đầu tư hệ thống kho lạnh để bảo quản nguồn cung, nâng cao chất lượng nông sản. Ảnh: Vũ Linh
Nhà nông, doanh nghiệp lao đao
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên cả nước, nhiều địa phương phải thực hiện cách ly, phong tỏa trên diện rộng. Vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đầu ra cho nông sản và các hoạt động liên quan trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Ông Mai Văn Khẩn, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hợp tác xã của chúng tôi đã bị giảm đến khoảng 60% sản lượng nông sản bán ra ngoài thị trường. Phần lớn các mặt hàng cao cấp của hợp tác xã đều không “đi” được. Chúng tôi chủ yếu bán các loại củ, quả như bí, bầu, cà rốt... Vì những loại thực phẩm này để được lâu ngày. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, người dân không được đi chợ nhiều thì việc tích trữ thực phẩm như củ, quả sẽ thích hợp nhất. Các loại hàng đi siêu thị BigC, Metro sẽ không triển khai được. Chi phí cho vận chuyển, xét nghiệm cho tài xế lái xe sẽ bị đẩy lên, nhưng số lượng rau siêu thị cần quá ít, khiến hợp tác xã không thể đi nữa. Mặc dù sản lượng rau bán ra ngoài giảm đến 60%, nhưng chúng tôi không thể để đất trống được. Tất cả diện tích của hợp tác xã vẫn phải xuống giống, nhưng chủ yếu là các loại rau ngắn ngày”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (ngụ phường 8, TP Đà Lạt) chuyên trồng rau xà lách carol, cho hay, hiện nay, giá rau giảm quá sâu, cùng với chi phí vận chuyển quá cao khiến người dân trồng rau không những không bán được mà còn lỗ vốn. Vì thế, thời gian vừa qua, gia đình bà Nhàn phải bẻ, bỏ hàng chục tấn rau xà lách carol.
“Trung bình, cứ 1.000m2, nhà vườn sẽ mất khoảng 25 triệu đồng tiền đầu tư gồm giống, phân bón, thuốc, chưa tính công trồng, chăm sóc, thu hoạch. Vì thế, với 4.000m2 hiện tại phải bẻ bỏ rau, tôi đã mất 100 triệu đồng chưa tính tiền công chăm sóc và cả công thuê người "phá rau". Ngoài diện tích này, tôi còn 3.500m2 đất trồng cùng loại rau này chưa đến lúc thu hoạch. Không biết khi rau lớn có bán được không. Nếu không được, chắc tôi lại đưa đi làm thiện nguyện”, bà Nhàn nói.
Chính vì thế, người dân cũng như doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng luôn mong muốn cơ quan chức năng sẽ có những giải pháp cụ thể, lâu dài để người dân có thể yên tâm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp trong mùa dịch. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành phải thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, do vậy, thị trường dành cho nông sản sẽ càng bị thu hẹp lại.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Trước tình hình trên, là một tỉnh có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, nên ngành chức năng Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay: “Hiện nay, ngành Nông nghiệp đã đề nghị các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế để chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngắn ngày một cách phù hợp để hạn chế thiệt hại. Bên cạnh đó, ưu tiên duy trì và phát triển sản xuất đối với các sản phẩm có đầu ra ổn định, có liên kết, hợp đồng tiêu thụ.
Ngoài ra, tiếp tục thực hiện canh tác bền vững, chăm sóc cải tạo vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, đồng thời triển khai các mô hình trồng xen phù hợp để đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế”.
Đặc biệt, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, quản lý vật tư nông nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính. Bên cạnh đó, hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác đối với các mặt hàng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi cũng sẽ bị xử lý nghiêm.
Đồng thời, đánh giá nhu cầu vật tư nông nghiệp và thực hiện các biện pháp đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất trong tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa.
Hơn nữa, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng sẽ vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tăng cường liên kết, thu mua nông sản của hộ nông dân. Đồng thời, đầu tư mở rộng công suất thu mua, sơ chế, chế biến, đặc biệt là hệ thống kho lạnh dự trữ nông sản đảm bảo nguồn cung và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, chủ động giải quyết các tình huống nông sản tiêu thụ khó khăn do dịch Covid-19.
Vũ Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền