Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhanh nhất cũng phải năm 2015

Thứ ba, 18/06/2013 - 08:19

(Thanh tra)- Sự phát triển của dịch vụ trên các thiết bị di động đang đặt ra thách thức đối với hạ tầng thông tin hiện đại và đòi hỏi về tốc độ đường truyền ngày càng cao. Đã đến lúc gấp rút xây dựng việc lựa chọn băng tần 4G cho kịp với xu thế phát triển của thế giới về công nghệ thông tin.


Theo Cục Tần số, Bộ TT&TT, việc lựa chọn băng tần 4G cho mạng di động băng rộng trong thời gian tới phải dựa trên nguyên tắc: Được nhiều nước ủng hộ, công nghệ chín muồi… để giá thành thiết bị rẻ hơn và phù hợp với người dùng Việt Nam. Việc phát triển các hệ thống thông tin vô tuyến luôn gắn liền với công tác hoạch định chiến lược về tần số, nghiên cứu công nghệ, định hướng cho các doanh nghiệp tiếp cận phổ tần số vô tuyến điện và công nghệ mới, hướng đến cung cấp cho thị trường các dịch vụ vô tuyến tiềm năng lớn.


Tại Hội nghị Vô tuyến châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 13 (AWG-13) vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Lê Văn Tuấn, Cục phó Cục Tần số cho biết: “Dự kiến sớm nhất là sau 2015, 4G mới được triển khai tại Việt Nam. Một số nguyên tắc mà Cục theo đuổi trong việc lựa chọn băng tần phù hợp cho di động 4G bao gồm: Tăng cường công tác dự báo để từ đó tính toán xem Việt Nam cần bao nhiêu băng tần để phát triển và khi nào sử dụng băng tần thông qua việc dự báo tăng trưởng di động. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể lựa chọn các phương án băng tần là: Dải băng tần 700 MHz sau khi có sự quy hoạch phát thanh truyền hình, tái sử dụng những băng tần đang sử dụng cho mạng GSM, để đưa vào triển khai băng thông rộng. Nếu trung bình mỗi năm lượng dữ liệu truyền qua mạng 3G tăng lên gấp đôi, đến năm 2015 sẽ là thời điểm thích hợp để triển khai mạng 4G vì dung lượng các nhà mạng hiện tại khá lớn và có thể đáp ứng tốt nhu cầu người dùng”.


Theo nhận định của các chuyên gia viễn thông, không lâu sau khi được phép triển khai công nghệ 3G, các nhà mạng đã thi nhau xin cấp phép thử nghiệm công nghệ 4G.


Từ tháng 9/2010, Bộ TT&TT đã cấp 5 giấy phép thử nghiệm công nghệ 4G cho các doanh nghiệp gồm: VNPT, Viettel, CMC, VTC và FPT. Sau đó, các cuộc trình diễn công nghệ 4G của Viettel đã diễn ra rầm rộ. Tuy nhiên, Cục Tần số khuyến nghị các nhà mạng nên có thời gian thử nghiệm công nghệ 4G để đánh giá công nghệ và nhu cầu của người sử dụng tại Việt Nam trước khi ra quyết định cấp phép. Cục Tần số sẽ là đơn vị đảm trách việc chủ động tiếp nhận công nghệ 4G để bảo đảm tính hiện đại, cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam trong giai đoạn 2015 -  2025.


Cho tới thời điểm này, Cục Tần số  vẫn chưa quy hoạch tần số cụ thể cho 4G, mặc dù Bộ TT&TT đã quy hoạch băng tần cho 4G với các dải 2.300 - 2.600 MHz. Tuy nhiên, băng tần này chưa được cấp phép vì nhu cầu thị trường cho những dịch vụ 4G chưa nhiều… Chỉ khi nào lưu lượng 3G tăng lên cao và nhu cầu của người sử dụng lớn thì việc cung cấp 4G mới có lượng khách hàng nhất định.


Mai Châu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm