Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hợp tác chống buôn lậu và gian lận thương mại

Thứ tư, 06/11/2013 - 19:12

(Thanh tra) - Ngày 6/11, tại Hà Nội, Cục Quản lý Thị trường (QLTT) phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương) đã tổ chức hội thảo chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại (GLTM) giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV).

Buôn lậu hàng giả và GLTM vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh: Trần Quý.

Tại hội thảo, đại diện các nước cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin về công tác chống hàng giả, hàng lậu và GLTM, bảo vệ sở hữu trí tuệ (SHTT). Đặc biệt, các cơ quan chuyên trách đã cùng nhau thảo luận, đánh giá tình hình và bàn biện pháp phối hợp đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu và bảo vệ SHTT ở phạm vi tiểu vùng nhằm đối phó với thực trạng GLTM ngày càng tinh vi, phức tạp, có tổ chức liên quốc gia.

Đại diện các nước CLMV đã chỉ ra những bất cập trong việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng, GLTM như: Nhận thức về vấn đề còn thiếu đồng nhất về phương pháp thực thi giữa các cơ quan và trong cùng một lực lượng; xử lý các vi phạm và trình tự thủ tục còn rườm rà, hay xảy ra kiện cáo; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước trong khu vực và quốc tế.

Theo số liệu thống kê của Cục QLTT, trong năm 2012, lực lượng QLTT đã kiểm tra 181.653 trường hợp, xử lý 91.519 vụ vi phạm, trong đó có 14.726 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm và 13.101 vụ hàng giả, kém chất lượng, vi phạm SHTT, 45.518 vụ kinh doanh trái phép và 18.174 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá… 8 tháng của năm 2013, lực lượng QLTT kiểm tra 111.195 vụ, xử lý 57.867 vụ vi phạm, trong đó 8.359 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; 9.036 vụ vi phạm về sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền SHTT và vi phạm an toàn thực phẩm; 40.472 vụ vi phạm về GLTM.

Theo nhận định của đại diện các nước CLMV, đối tượng, phương thức, quy mô vi phạm ngày càng đa dạng, phức tạp; phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, áp dụng công nghệ hiện đại, hình thành những đường dây liên tỉnh, xuyên quốc gia; quy mô ngày càng lớn, tính chất phức tạp…

Ông Trương Quang Hoài Nam, Cục trưởng Cục QLTT nhấn mạnh: Lực lượng QLTT Việt Nam cũng như lực lượng kiểm tra, kiểm soát các nước CLMV cần đẩy mạnh công tác phối hợp trong trao đổi thông tin, nghiệp vụ điều tra phát hiện, xử lý vi phạm, đặc biệt các vi phạm qua biên giới hoặc đa quốc gia.

Còn theo ông Phetsakhon Sengmaniphon, Vụ Chính sách Ngoại thương, Bộ Công thương Lào: Để làm tốt công tác phòng, chống buôn lậu hàng giả và GLTM xuyên quốc gia đòi hỏi các nước phải xây dựng được một kịch bản chung, thông suốt. Lực lượng QLTT và các cơ quan chức năng liên quan phải duy trì, trao đổi thông tin với nhau về những dấu hiệu vi phạm trong mỗi nước và trên biên giới chung của các quốc gia; phải làm tốt công tác tuyên truyền và tích cực tham gia vào việc đấu tranh phòng, chống buôn lậu hàng giả và GLTM.

Để công tác phòng, chống buôn lậu hàng giả và GLTM trong những năm tới hiệu quả hơn, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho rằng, cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm đối với các mặt hàng trọng điểm; triển khai các chuyên đề về kiểm tra, xử lý hàng giả, xâm phạm quyền SHTT; nâng cao hiệu quả phối hợp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và GLTM; hoàn thiện Chương trình Quốc gia về phòng, chống buôn lậu, hàng giả và GLTM, giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Đối với các doanh nghiệp, cần đầu tư dây chuyền công nghệ mới, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hóa; chủ động đăng ký quyền SHTT, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, dán các loại tem chống hàng giả; giám sát chặt chẽ, giáo dục đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp nâng cao ý thức bảo vệ thương hiệu sản phẩm, không tham gia và tiếp tay cho việc làm hàng giả.

Về phía mình, người tiêu dùng nên trang bị những kiến thức nhất định để trở thành “người tiêu dùng thông thái”.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm