Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 11/07/2014 - 11:33
Hàng xóm Thứ trưởng Bộ Công thương chắc đang lo lắng lắm vì tới đây có thể ngành điện phải mang kính lúp để soi lại công-tơ điện nhà ông.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải
Nghe chuyện hàng xóm nhà bác Thứ trưởng Bộ Công thương kể giá điện còn đang giảm, trong khi hàng ngàn hộ dân cũng ở tại Hà Nội, lại bức xúc vì vì hóa đơn tiền điện tăng bất thường mà thấy giống như diễn viên hài Chí Trung đang diễn trò Táo điện lực.
Chuyện là thế này, Hà Nội vừa vào mùa nóng, nhiều hoá đơn tiền điện của nhiều khách hàng tại Hà Nội tự nhiên tăng đột biến trong tháng 6. Mà không chỉ ở Hà Nội đâu nhé, người dân nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng rơi vào tình cảnh méo mặt khi nhìn hóa đơn tiền điện như Nghệ An, Cà Mau...
Trước sự hóa đơn tiền điện bất thường này, ngành điện lực Hà Nội đã xắn tay vào cuộc kiểm tra ngay tức khắc, kết quả do ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) công bố rõ ràng trước bàn dân thiên hạ là: nguyên nhân là do thời tiết, do dùng nhiều.
Vị lãnh đạo này còn dẫn dụ con số cụ thể để chứng minh việc tăng giá bất thường đó cũng là rất bình thường. Rất trung thực, thẳng thắn và thừa sự minh bạch, ông Tổng nhà đèn Hà Nội trình bày rằng năm nào mùa hè cũng...nóng hơn mùa đông: "Cụ thể, cứ đến thời điểm nắng nóng là lượng điện sử dụng trong các hộ gia đình tăng lên, việc này diễn ra hằng năm chứ không phải chỉ có năm nay. Như năm 2013, chỉ tính riêng tháng 6 so với tháng 5 đã có hơn 600.000 hóa đơn của các hộ sử dụng điện tăng hơn 1,5 lần trở lên. Năm nay khoảng 684.000, như vậy cũng không phải chênh nhau lắm".
Với vai trò là đơn vị quản lý, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, trong số 100 hộ khiếu nại tiền điện tăng đột biến, thì có 72 trường hợp dùng trên 400 kWh, còn lại tiêu thụ từ 100 - 400 kWh. Không có hộ nghèo nào phản ánh chuyện tăng giá điện đột biến.
Dẫn thêm minh chứng cụ thể, Thứ trưởng Thắng lấy hàng xóm làm ví dụ, ông nói: "Từ 1/6, ngành điện thay đổi cơ cấu biểu giá điện chứ không có chuyện tăng giá điện. Về chính sách, tôi khẳng định không có chuyện tăng giá điện, thậm chí, nếu thực hiện theo biểu giá mới còn có nhiều bậc giảm giá. Hàng xóm nhà tôi còn bảo giá điện giảm nhiều hơn so với tháng trước".
Nhiều người hỏi nhỏ nhau "ô hay, cái bác thứ trưởng này tiền điện nhà bác dùng hàng tháng tăng giảm thế nào bác không biết hay sao mà lại phải đi hỏi anh hàng xóm"?.
Liệu tới đây hàng xóm nhà các bác thứ trưởng có nói: "Đồ sơn không có mại dâm", "Chưa bao giờ nhìn thấy CSGT mãi lộ", "Giá xăng dầu tăng hợp lý", "Thực phẩm ngoài chợ rất an toàn"...? thì chắc như đinh đóng cột là dân chúng ta cũng phải thấy ngay rằng ông hàng xóm này nói quá đúng, quá chuẩn. Làm gì có chuyện Đồ Sơn, Quất Lâm còn gái mại dâm hành nghề cơ chứ?
Đừng có mà suy diễn lung tung nhé, sở dĩ ông quan đi hỏi ông hàng xóm về giá điện, giá xăng là vì chính sách nào ban ra cũng phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn đời sống, mà muốn biết chính xác sức tác động của cách tính tiền điện mới áp dụng ra sao thì đương nhiên phải đi hỏi ông hàng xóm là khách quan nhất.
Đây là tác phong bình dị cận dân, đi sâu sát, lắng nghe ý kiến của dân rất đáng khen ngợi và biểu dương chứ sao lại hồ đồ nghi ngờ này nọ? Phải biết xấu hổ và cần phải có lòng tự trọng chứ? Bác hàng xóm của ngài Thứ trưởng nói: theo cách tính bậc thang mới áp dụng thì tiền điện chỉ có giảm và giảm nhiều chứ không có chuyện tăng. Ai không tin bác hàng xóm thì thật là kẻ...yếu lòng tin quá đấy!
Nói có sách mách chứng hẳn hỏi, báo chí phản ánh rầm rầm, tình trạng hóa đơn tiền điện bất ngờ giảm của hàng chục hộ dân tại Thống Nhất (xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội).
Hay như hàng loạt hộ gia đình ở thôn 4 (xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã đồng loạt phản đối khi thấy hóa đơn tiền điện bỗng dưng tăng đột biến. Theo phản ánh ở đây có tới 9/10 hộ ở một thôn bị tính sai như vậy.
Lời kêu thấu trời thấu đất, đến nỗi dân không chịu được đành vác cái hóa đơn đi kiện. Cũng may mà con kiến lại kiện thắng củ khoai mà nhiều hộ dân ở Nghệ An đã được trả lại tiền. Có người còn được trả lại đến hơn 1 triệu đồng đó thôi.
Thế nên mới có chuyện, dân kêu thì mặc dân, hàng xóm nhà bác nói điện giảm thì là giảm. Ai đó có kêu ca thì cũng giáng mà chịu, muốn bác lắng nghe thì hãy ước được là hàng xóm của bác Thứ trưởng "tắt lửa tối đèn" có nhau, cứ kêu tận đâu đâu làm sao Thứ trưởng nghe cho thấu?
Với những người dân không tin ông hàng xóm thì Bộ Công thương đã chẳng kêu gọi toàn dân cùng giám sát rồi đó thôi? Nói như thế nghĩa là ai cũng có quyền hi vọng lần lượt từng người rồi cũng sẽ được làm anh hàng xóm của bác Thứ trưởng.
Tất nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại. Trong thời buổi giá cả kinh tế khó khăn, đồng lương ít ỏi, xăng dầu phi mã, điện tăng giá thì việc người dân than khóc âu cũng hợp lẽ thường. Mà có phải ai cũng thông minh, cũng đề cao cảnh giác để mà trèo lên ngó nghiêng kiểm tra công-tơ-met được đâu?
Chưa kể, trước kia công tơ (điện kế) nằm trong nhà dân, người dân có thể trực tiếp giám sát chỉ số hàng ngày. Nay điện lực chuyển hết ra cột, treo lên cao, đến ông EVN Hà Nội cũng bảo: "200 trên tổng số 300 công tơ ở Sóc Sơn ghi thiếu tiền điện, là do hai công nhân ngành điện sợ đi vào khu vực có nhiều đối tượng nghiện hút nên đã tự ý ghi áng chừng số công tơ; hay với công nghệ như hiện nay, phải trèo lên cột điện nhìn bằng mắt, ghi số bằng tay thì những sai sót có thể xảy ra là đương nhiên”.
Ơ hay, đến ông công nhân điện còn ngại không trèo lên để ghi chỉ số mà chỉ ghi áng áng mà bảo dân giám sát thì có khác nào đánh đố người dân!? Nếu vậy thì các bác nói sao người dân lại biết vậy, nói tăng là tăng, nói giảm là giảm thôi.
Thế thì tôi cũng ước được là hàng xóm của bác Thứ trưởng, lợi đủ đôi đường. Chẳng những giá điện giảm, mà chắc chắn cũng không có chuyện ghi nhầm số điện vì leo cột, ghi tay. Có lẽ, các anh ngành điện đã phải mang cả siêu công nghệ, kính lúp để mà soi số điện cho hàng xóm của bác Thứ trưởng.
Theo Vũ Bảo/Đất Việt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương