Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 07/12/2019 - 08:29
Tháng cuối năm, 1 thương vụ giữa 2 tập đoàn, 2 tỷ phú USD Việt gây chấn động. Sức ảnh hưởng của nó sẽ khiến thế trận bán lẻ ở Việt Nam thay đổi.
Ngược chiều
Kênh bán lẻ hiện đại Việt Nam đang phát triển nóng. Các thương vụ M&A liên tục diễn ra nhưng đó là các cuộc chơi của nước ngoài trên đất Việt. Các thương vụ lớn từ trước đến nay chỉ 1 chiều: ngoại nuốt nội hay các ông lớn nước ngoài thâu tóm lẫn nhau.
2016 là 1 dấu ấn đáng sợ với các nhà bán lẻ Việt Nam. Tháng 1/2016, Metro (Đức) bán hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam cho đối tác Berli Jucker - Thái Lan với giá 655 triệu USD. Tập đoàn trị giá 2,8 tỷ USD của Thái quá hời vì đã chiếm trọn hệ thống siêu thị hàng đầu Việt Nam.
Tháng 7/2016, Central Group - cũng từ Thái Lan đã sở hữu Big C Việt Nam với giá hơn một tỷ USD. Hệ thống siêu thị lớn nhất và thành công nhất trên thị trường thời điểm đó Việt Nam đã rơi vào tay người Thái.
Đáng nói, trong các cuộc đua đều có mặt các ông lớn như Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore)… cho thấy sự khốc liệt trên thị trường này. Trong thương vụ Big C, có 1 cái tên Việt Nam là Saigon Co.op cũng đã thất bại.
Thời điểm đó, hệ thống siêu thị Việt Nam đều nằm dưới sự khống chế của các ông lớn nước ngoài: Big C, Metro, Lotte… đã mở cả loạt đại siêu thị. Aeon xuất hiện cùng 1 kế hoạch đầy tham vọng.
Trong khi siêu thị thuần Việt ở phía Bắc nhỏ nhoi FiviMart, Intimex hay Hapro; điểm sáng Saigon Co.op (Việt Nam) ở phía Nam và quá chênh lệch bên cạnh đối thủ nước ngoài.
Vinmart - một cái tên mới khởi sự chưa lâu từ mua lại Ocean Mart sau đó là Fivimart, Maximark, Zakka hay Shop & Go… dựa trên sức mạnh của Vingroup đang có một tốc độ phát triển vũ bão.
Sau 5 năm, Vinmart đứng đầu với số lượng các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi lớn nhất Việt Nam. Dù chưa chính thức nhưng giá trị 3 tỷ USD của hệ thống này đã được nhiều tổ chức đầu tư quốc tế nhắc đến. Vinmart được cả thị trường đặt trách nhiệm là chuỗi bán lẻ hiện đại nội địa duy nhất có quy mô và tiềm lực làm đối trọng với nước ngoài.
Cho đến cú hợp tác tỷ USD giữa Tập đoàn Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Masan của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang để hoán đổi cổ phần, chuyển giao Công ty VinCommerce và Công ty VinEco về Masan nắm quyền và quản lý vận hành thì hệ thống này đã có 2.600 cửa hàng Vinmart, Vinmart+. Bên cạn đó, VinEco sở hữu hàng ngàn hecta đất nông nghiệp, là thương hiệu rau an toàn nổi tiếng, lớn nhất Việt Nam.
Cú bắt tay giữa 2 tỷ phú USD hàng đầu đã đảo ngược xu thế trên thị trường Việt Nam. Lần đầu tiên, doanh nhân Việt đã cùng nhau làm chủ 1 cuộc chơi lớn; nhờ đó hệ thống bán lẻ lớn nhất đã không rơi vào tay tập đoàn ngoại.
Sau 5 năm, Vinmart đã trở thành hệ thống bán lẻ theo tiêu chuẩn quốc tế, có quy mô lớn nhất Việt Nam, là đối trọng, cạnh tranh sòng phẳng với các DN bán lẻ nước ngoài, giành và giữ thị phần cho người Việt, hỗ trợ các nhà sản xuất và hàng hóa nội địa.
Đặt Vinmart vào tay Masan, nhiều chuyên gia và nhà quản lý dường như đã thở phào. Sẽ thế nào nếu Vinmart được bán cho 1 tỷ phú nước ngoài. Cái giá được trả bằng tiền sẽ rất lớn nhưng đổi lại thế trận bán lẻ Việt Nam hoàn toàn bị nuốt trọn trong tay nước ngoài. Và nỗi lo sợ sau mỗi lần Metro, Big C đổi chủ lại trầm trọng hơn.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng đây là một “phép cộng” đẹp giữa các DN Việt trong bối cảnh chúng ta đang yếu về nhiều mặt. Liên kết hợp tác để tạo nên sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI… sẽ đem lại lợi ích cho DN Việt.
Việt Nam không mất đi mà sẽ có thêm những tập đoàn phân phối mạnh. Hàng Việt, DN Việt vẫn có 1 điểm tựa để hỗ trợ sản xuất. Một mũi nhọn bảo vệ thị trường nội địa vẫn trong tay người Việt. Nếu Vingroup là người tạo dựng hệ thống đủ mạnh để người Việt có đối trọng trên thị trường bán lẻ thì Masan với thế mạnh nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam khi tiếp nhận Vinmart sẽ có lợi thế để hướng đến 1 tập đoàn hàng tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam và vươn ra thế giới.
Bắt tay tạo thế trận mới
Khi các chuỗi siêu thị lớn về tay người Thái đã có những cảnh báo về sự thất thế của hàng Việt. Sự cố hồi tháng 7/2019 khi hàng loạt nhà sản xuất Việt Nam bị Big C tạm dừng nhập hàng, rồi những khó khăn chen lên kệ siêu thị này cho thấy những lo ngại là sự thật.
Ai nắm được bán lẻ thì người đó sẽ quyết định được sản xuất. Đáng sợ là nhiều năm qua, thị trường bán lẻ trong nước đứng trước sự tấn công dữ dội của nước ngoài. Ngày càng nhiều tên tuổi lớn đến Việt khiến nhà sản xuất trong nước lo lắng.
Một điều rất dễ nhận thấy, đến Aeon, các gian hàng Nhật từ đồ ăn, đặc sản cho đến xe đạp đều chiếm lĩnh và nổi bật, giá trị made in Japan được đề cao. Vào Lotte thì các sự kiện hàng, nhãn hiệu và phong cách Korea luôn được tung hô. Tại Big C và Metro sau chuyển giao thì hàng Thái cũng theo chân các ông chủ ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn.
Giữa chiến cuộc đó, chiến dịch rót tiền xây dựng mạng lưới bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và hợp tác chuyển qua cho Masan là cái bắt tay rất được kỳ vọng khi các ông lớn Việt có lực, ngồi với nhau để chia lại thị trường theo hướng chuyên nghiệp hoá, bảo vệ thị trường nội địa cho sản xuất Việt Nam.
Không chỉ đối mặt với thực tế bị nước ngoài xâm chiếm phân phối mà Việt Nam đang còn đối mặt với 1 làn sóng mới từ các tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Đó là 1 nguy cơ có thể khiến các DN Việt Nam sẽ mãi mãi ở đáy khi đầu ra và phần lợi nhuận lớn nhất bị khống chế.
Lãnh đạo một tập đoàn hàng đầu đã cảnh báo về nguy cơ với DN sản xuất của Việt Nam: "Không cẩn thận, chỉ 3 - 5 năm nữa, khả năng xây dựng thương hiệu có thể vẫn còn, khả năng sản xuất có thể vẫn còn, nhưng khả năng bán hàng sẽ mất. Các tập đoàn lớn nước ngoài, nhất là các đại gia thương mại điện tử số 1 như Amazon, sẽ tấn công và khống chế thị trường Việt Nam. Lúc đó họ sẽ bòn rút tất cả lợi nhuận bạn có thể có mới cho phép bạn đưa hàng đến tay người tiêu dùng.
Mất kênh phân phối, điều đó rất nguy hiểm. Bán gói mỳ, 1 chiếc áo có lời bao nhiêu đâu, nhưng bạn phải đóng 24% lợi nhuận biên ra siêu thị thì chắc chắn đổ máu".
Trong hoàn cảnh đó, khi các các doanh nghiệp Việt có xu hướng đẩy mạnh hợp tác với nhau theo hướng chuyên nghiệp hóa để gầy dựng nên những đế chế có quy mô lớn, vị thế vững chắc đủ khả năng cạnh tranh với các ông lớn ngoại đang mang lại những niềm tin lớn, thay vì đua nhau phát triển chồng chéo, cạnh tranh o ép nhau.
Vinmart hướng đến 2025 sở hữu 10.000 siêu thị, cửa hàng. Không những thế, Vinmart còn sở hữu những thế mạnh công nghệ như ví điện tử VINID, siêu thị ảo VinMart (Virtual Store) cùng với ứng dụng mua sắm Scan & Go. Masan nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, 1 trong 7 doanh nghiệp Việt vừa được Forbes Asia 2019 xếp trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có đủ năng lực để tiếp tục phát triển, giữ thế trận cho hàng Việt trong cuộc chiến khốc liệt hiện nay.
Theo V. Hà/Vietnamnet
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương