Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp tăng 9,7% so với cùng kỳ

Thứ năm, 13/02/2014 - 08:05

(Thanh tra) - Theo số liệu thống kê vừa được Bộ Công thương công bố, chỉ số tồn kho ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/1/2014 tăng 9,7% so với cùng thời điểm năm 2013.

Sản xuất sắt, thép, gang tăng 82,5%. Ảnh: TQ

Một số ngành có chỉ số tồn kho cao như: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 30,4%; sản xuất đường tăng 21,4%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 33,2%; sản xuất thuốc lá tăng 43,5%; sản xuất sợi tăng 13,7%; sản xuất giầy, dép tăng 84%; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 42,7%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 25,8%; sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh tăng 94,5%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 14,4%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 82,5%; sản xuất linh kiện điện tử tăng gần 2,3 lần; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 31,9%; sản xuất dây, cáp điện và dây dẫn điện tử khác tăng 21,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 89,4%...


Những ngành có chỉ số tồn kho giảm nhiều so với cùng thời điểm năm 2012 gồm: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản giảm 14,4%; sản xuất vải dệt thoi giảm 34%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) giảm 4,6%; sản xuất xi măng giảm 15,3%; sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện giảm 13,9%; sản xuất xe có động cơ giảm 34,4%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe giảm 24,4%... 

 Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2014 ước tăng 3% so với cùng kỳ. Ảnh: TQ

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2014 (theo gốc so sánh năm 2010) ước tăng 3% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 9,6%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,6%, sản xuất và phân phối điện tăng 4,4%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 9,0%.
 
Những ngành có tốc độ tăng cao gồm: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 17%; sản xuất bia tăng 12,9%; sản xuất sợi tăng 42%; sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh tăng 12,2%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 9,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 23,8%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 33,4%; sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện tăng 50,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 10,6%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tăng 24,4%...

Tuy nhiên, một số ngành giảm so với cùng kỳ gồm: Khai thác và thu gom than cứng giảm 24,7%; khai thác dầu thô giảm 5,0%; khai thác khí đốt tự nhiên giảm 7,7%; sản xuất thuốc lá giảm 6,2%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 10,8%; sản xuất sắt, thép, gang giảm 4%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 11,5%; sản xuất thiết bị điện các loại giảm 43,2%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 6%... 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm