Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/01/2016 - 10:12
(Thanh tra) - Một hộp bánh ghi trọng lượng 450gr, bỏ hết “bao bì, giấy độn”, số lượng bánh chỉ còn được từ 80-200gr, trong trường hợp bị "ăn bớt" như thế này thì bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) kiểu gì? Đó là, một trong những ví dụ được các chuyên gia, nhà quản lý đặt ra tại Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam trong thời gian tới” ngày 8/1.
Thực tế, các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra nhức nhối hàng ngày. Ảnh minh họa: Thảo Nguyên
Tại doanh nghiệp, tại cả người tiêu dùng
Theo thống kê, số việc NTD phản ánh, yêu cầu hỗ trợ tăng nhanh qua các năm, diễn ra trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang...
Các hành vi xâm phạm quyền lợi LNTD chủ yếu là gian lận về trọng lượng, ghi nhãn, xuất xứ, thời hạn, hàng giả, hàng nhái, bán hàng từ xa với quảng cáo sai lệch, gian dối, tin nhắn lừa đảo…
Thậm chí, có nhiều vụ vi phạm có qui mô ảnh hưởng rộng, nghiêm trọng, hình thức, tính chất phức tạp, tinh vi hơn, diễn ra từ chợ truyền thống đến các kênh mua bán hiện đại
Nhưng, các hội bảo vệ quyền lợi NTD trên toàn quốc mới giải quyết được khoảng 4.000 vụ khiếu nại với tỷ lệ thành công từ 80-82%. Còn Bộ Công thương cũng chỉ giải quyết được 1.700 trường hợp trong năm 2015.
Những con số này vẫn chỉ là “muối bỏ bể”, ông Cao Xuân Quảng (Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi NTD, Cục Quản lý cạnh tranh) so sánh với con số ước tính khoảng 70.000 - 90.000 vụ việc xâm phạm quyền lợi NTD diễn ra mỗi năm.
Một trong những nguyên nhân được đưa ra là do một phần NTD chưa biết hoặc chưa sử dụng tốt 8 quyền đã được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD nên không biết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
Ông Trần Phong, Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh chỉ ra, thực tế, “NTD chỉ phản ánh những vi phạm lớn còn vi phạm “cân đường, hộp sữa” thường bỏ qua vì e ngại”.
Thêm vào đó, nhiều vụ khiếu nại không giải quyết được vì NTD “đòi hỏi quá đáng”. Còn DN cũng chưa nhận thức được “khách hàng là thượng đế” nên lần khần, trì hoãn trong việc giải quyết khiếu nại, phản ánh của NTD.
Xây dựng “kênh” bảo vệ NTD
Trường hợp NTD lựa chọn khởi kiện ra Tòa, thì lại e ngại, thủ tục kéo dài, qui định về việc miễn tạm ứng án phí cũng chưa có hướng dẫn thực thi cụ thể.
Thành thử, nếu khởi kiện một vụ án vi phạm quyền lợi khi mua xe ô tô trị giá khoảng 2 tỷ đồng, NTD sẽ phải tạm ứng án phí lên đến hơn 70 triệu đồng, khiến nhiều người nản lòng, không muốn theo kiện.
Phó Giám đốc Sở Công thương Nam Định Đỗ Đức Dương cho biết thêm, theo qui định, khi mua hàng hóa có giá trị từ 200 ngàn đồng trở lên phải có hóa đơn, chứng từ. Nhưng không phải cơ sở kinh doanh nào cũng thực hiện, còn NTD cũng “quên” luôn, dẫn đến khi mua phải hàng dởm, hàng nhái, kém chất lượng… rất khó chứng minh.
Vì vậy, để bảo vệ hiệu quả quyền lợi người tiêu dùng, bà Phạm Quế Anh, chuyên gia Tổ chức GIZ cho rằng, cần xây dựng cơ chế cho phép NTD thông báo cho cơ quan bảo vệ NTD về hàng hóa dịch vụ nguy hiểm họ gặp phải và theo dõi thông tin giải quyết khiếu nại, tranh chấp của họ.
Đồng thời, theo bà Phạm Quế Anh, cũng cần thiết lập các qui trình, thủ tục giải quyết tranh chấp dễ sử dụng, dễ tiếp cận, nhất là tập trung giải quyết nhu cầu của những NTD đặc biệt dễ bị thương tổn.
Dẫn ví dụ nếu làm tốt hoạt động thương mại biên giới, hải quan… sẽ giảm cơ hội cho thực phẩm “bẩn”, hàng lậu, gian lận thương mại… đại diện các Hội Bảo vệ quyền lợi NTD đều cho rằng, toàn xã hội phải cùng tham gia và xã hội hóa các hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, trong đó có hoạt động trợ giúp pháp lý, thành lập tổ hòa giải ở các tổ chức xã hội ngoài Hội bảo vệ quyền lợi NTD.
Ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý, để tránh trường lợp lợi dụng danh nghĩa bảo vệ quyền lợi NTD để “làm khó doanh nghiệp”, cần tổ chức bộ máy bảo vệ quyền lợi NTD thực sự là hội của 90 triệu NTD.
Cùng với đó, doanh nghiệp phải cộng tác với cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD như bảo vệ chính mình.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương