Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 03/05/2015 - 08:46
(Thanh tra)- Sự nhìn nhận công bằng của cán bộ các cấp chính quyền ở huyện Như Xuân và huyện Như Thanh; quan điểm về tính đúng, sai của vụ tranh chấp này từ các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã góp phần định hướng tích cực cho dư luận xã hội, làm cho vụ tranh chấp vùng nguyên liệu không tiếp tục “nóng” lên một cách không đáng có...
Bãi sắn ở xã Xuân Bình được Cty Phúc Thịnh thu mua và là nơi xảy ra tranh chấp, xô xát giữa cán bộ Cty Như Xuân và Cty Phúc Thịnh. Ảnh: Đinh Lê
Được xây dựng từ năm 2002 tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân với tổng mức đầu tư 5,7 triệu USD, Nhà máy Chế biến sắn Như Xuân có công suất 10.000 tấn/năm. Những năm đầu gây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy hết sức vất vả do bà con nông dân chưa quen với kỹ thuật thâm canh sắn cao sản nên chưa thu được hiệu quả kinh tế, khiến công tác thu hồi công nợ rất khó khăn.
Đến niên vụ 2011 - 2012, con số nông dân nợ nhà máy lên tới gần 10 tỷ đồng. Để bà con không quay lưng với cây sắn, doanh nghiệp (DN) Như Xuân - thành viên của Cty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Thanh Hóa - đã quyết định xóa toàn bộ món nợ 10 tỷ đồng cho bà con. Đồng thời, đến niên vụ 2013 - 2014, Cty tiếp tục đầu tư trên 4,8 tỷ đồng, niên vụ 2014 - 2015, đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng cung ứng phân bón đến các chủ hợp đồng, hộ nông dân. Đến mùa thu hoạch, bà con bán sản phẩm cho Cty và trả khoản nợ được đầu tư ban đầu. Cách làm đó đã triển khai 14 năm qua, việc thu mua, sản xuất của Nhà máy Sắn Như Xuân diễn ra thuận lợi, cho đến niên vụ vừa qua, mọi việc mới bị xáo trộn khi Cty Phúc Thịnh xuất hiện và tổ chức thu mua sắn trên vùng nguyên liệu này…
Thực tế cho thấy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã hoàn toàn đúng khi quyết định cho Cty Vật tư Thanh Hóa được qui hoạch đầu tư vùng nguyên liệu trên huyện Như Thanh và huyện Như Xuân. Tuy nhiên, xét trên lợi ích tổng thể của Nhà nước, DN và người nông dân, từ vụ việc này, cần rút ra bài học về qui hoạch, quản lý vùng nguyên liệu để các DN cùng phát triển bền vững trong sự cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm an sinh xã hội.
Trước đây, Thanh Hóa từng “nóng” lên với chuyện tranh chấp thu mua nguyên liệu mía giữa 3 nhà máy đường (Nông Cống - Thạch Thành - Lam Sơn). Nhiều cuộc ẩu đả đã xảy ra khiến công an phải vào cuộc, báo chí tốn nhiều giấy mực, các cơ quan chức năng của tỉnh phải tổ chức nhiều cuộc họp bàn giải quyết… Rồi suy cho cùng, chỉ có người nông dân là thiệt hại nặng nề nhất nếu chính quyền tỉnh không có một chính sách vùng nguyên liệu thống nhất và duy trì hoạt động hợp pháp, đúng pháp luật của các DN trên vùng nguyên liệu…
Trong câu chuyện tranh chấp nguyên liệu sắn giữa Cty Như Xuân và Phúc Thịnh, câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao khi “mọc” ra Nhà máy Sắn Phúc Thịnh, cả chủ nhà máy lẫn cán bộ thẩm định có trách nhiệm thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa không chú trọng về vùng nguyên liệu ở Cty này? Vì sao các nhà máy chế biến nông sản thuộc tỉnh Thanh Hóa đều có quyết định quy hoạch vùng nguyên liệu, riêng Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh thì lại chưa được quan tâm?
Về vấn đề này, ông Ngô Hoàng Kỳ - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Cty Phúc Thịnh chưa có quyết định quy hoạch vùng nguyên liệu, việc này tỉnh đang nghiên cứu, xem xét, nên chưa quyết định…”.
Tỉnh sẽ “xem xét” đến bao giờ, khi mà Cty Phúc Thịnh đã bỏ tiền tỷ để xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động, tổ chức thu mua nguyên liệu trên vùng nguyên liệu của đơn vị khác?
Mặc dù ông Nghiêm Minh Tiến - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty Phúc Thịnh đã nêu quan điểm: “Quyết định quy hoạch vùng nguyên liệu không phải là điều kiện tiên quyết để cho nhà máy đi vào hoạt động và sản xuất”… nhưng các chuyên gia kinh tế lại nhìn nhận khác rằng, một nhà máy đi vào sản xuất chế biến nông sản mà không có vùng nguyên liệu ổn định thì khó mà cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững trong một thị trường đang tồn tại nhiều DN được đầu tư khép kín từ vùng nguyên liệu đến tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
Còn ông Lê Ngọc Hạnh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty Vật tư Thanh Hóa tuy đã biết quyền lợi hợp pháp của DN mình được các cấp quan tâm, nhưng cũng băn khoăn về sự tồn tại của DN bạn. Là một người lính, một doanh nhân, ông không ngần ngại bày tỏ cái nhìn đồng cảm với Cty Phúc Thịnh, mong tỉnh Thanh Hóa qua vụ việc này quan tâm tạo điều kiện cho Cty Phúc Thịnh có vùng nguyên liệu ổn định để đầu tư phát triển bền vững như Cty Như Xuân.
Hy vọng rằng, sau vụ tranh chấp thu mua nguyên liệu sắn vừa qua, sau những động thái tích cực mà các cấp chính quyền đã thể hiện, lãnh đạo tỉnh sẽ có một cái nhìn tổng thể về quản lý và qui hoạch vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cho tất cả các DN cùng phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích lâu dài cho người nông dân.
Đinh Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh