Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 11/04/2015 - 12:54
(Thanh tra) - Cty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân (Cty Như Xuân) và Cty Cổ phần Sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh (Cty Phúc Thịnh) đang là tâm điểm của “cuộc chiến tranh chấp vùng nguyên liệu” ở Thanh Hóa. Trong câu chuyện này ai đúng, ai sai?
Lãnh đạo Cty Phúc Thịnh: “Nhà máy nào muốn phát triển bên vũng thì đi mà lập dự án vùng nguyên liệu, còn chúng tôi thì không cần…”. Ảnh: Đinh Lê
Có hay không có vùng cấm?
Cty Phúc Thịnh được cấp giấy phép kinh doanh (ngày 8/10/2014) với nội dung: Chế biến tinh bột sắn để xuất khẩu. Nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào sản xuất niên vụ đầu tiên cuối năm 2014 đầu 2015 với công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy Cty Phúc Thịnh chưa được tỉnh Thanh Hóa ra quyết định quy hoạch vùng nguyên liệu, nhưng vẫn tổ chức thu mua nguyên liệu (sắn tươi) ở nhiều nơi.
Ông Nguyễn Chì, Giám đốc Cty Phúc Thịnh khẳng định: “Tuy nhà máy của chúng tôi không có quyết định quy hoạch vùng nguyên liệu, nhưng trong dự án thì có ghi vùng nguyên liệu cấp cho nhà máy là 5.000 ha ở 5 huyện (Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Thường Xuân và Thọ Xuân)…”.
Ông Mai Xuân Chung, Phó Giám đốc Cty Phúc Thịnh cũng cho biết: “Cty không có giấy phép, quyết định nào cho phép tổ chức vùng nguyên liệu cả. Vì vậy, Cty được quyền tự do mua ở tất cả các vùng có nguyên liệu, kể cả Nghệ An hay ở Hà Tĩnh”.
Còn ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Cty Phúc Thịnh nêu quan điểm: “Nhà máy nào cần sự phát triển bền vững thì đi mà lập dự án vùng nguyên liệu, còn chúng tôi thì không cần. Có giấy phép hoặc quyết định quy hoạch vùng nguyên liệu hay không, không phải là điều kiện tiên quyết đối với sự sống còn của nhà máy…”.
Tóm lại, lãnh đạo Cty Phúc Thịnh thống nhất tư duy: Cty Phúc Thịnh không cần đầu tư vào vùng nguyên liệu và họ có thể mua nguyên liệu ở bất cứ nơi nào có nguyên liệu…
Quan điểm của Cty Như Xuân thì lại khác. Từ khi thành lập năm 2000, Cty đã lên kế hoạch quy hoạch đầu tư vùng nguyên liệu sắn nhằm cung ứng cho nhà máy của mình để sản xuất chế biến tinh bột sắn. Huyện Như Xuân là một trong những vùng nguyên liệu của Cty Như Xuân. Đến nay, Cty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào vùng nguyên liệu này.
Đầu năm 2015, lãnh đạo Cty Như Xuân phát hiện và khiếu nại lên các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa khi cán bộ thu mua của Cty Phúc Thịnh đến khai thác và mua nguyên liệu ở đây.
Lãnh đạo Cty Như Xuân: “Khi Nhà máy Sắn Phúc Thịnh đi vào hoạt động từ niên vụ 2014 - 2015 và cố tình thu mua trái quy định thì mới xảy ra cạnh tranh không lành mạnh...”. Ảnh: Đinh Lê
Tranh chấp phát sinh. Đỉnh điểm diễn ra vào ngày 9/3/2015. Lúc này, cán bộ Cty Như Xuân đi tuần tra vùng nguyên liệu ở xã Xuân Bình thì phát hiện xe tải 36C - 06445 đang bốc sắn. Ông Nguyễn Hữu Phước (Phó phòng Kế hoạch) đã gặp lái xe và giải thích: “Vùng nguyên liệu này là của nhà máy thuộc Cty Như Xuân. Cty khác không được đến để thu mua và vận chuyển nguyên liệu sắn đi”. Lái xe tải đánh xe về.
Đến khoảng gần 12h trưa, ông Phước nhận được thông tin chiếc xe tải trên tiếp tục quay lại bốc sắn để chở đi. Ngay lập tức, ông Phước đến bãi sắn xã Xuân Bình. Tại đây, hai bên “khẩu chiến” rồi xảy ra ẩu đả.
Công an tỉnh Thanh Hóa bất ngờ xuất hiện, yêu cầu người phía Cty Như Xuân về trụ sở giải quyết…
Trước sự việc này, ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Cty Phúc Thịnh tỏ ra bức xúc: “Việc Cty chúng tôi tổ chức thu mua nguyên liệu tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân không có gì là sai cả. Dân được quyền bán, tôi được quyền mua, mọi sự mua bán đều bình đẳng. Tại sao lại nói là vùng nguyên liệu đó là của Cty Như Xuân để cấm chúng tôi mua. Việc tôi mua ở đây là để tạo ra sự “đối trọng” để người nông dân được hưởng lợi. Còn về quy hoạch, không có vùng cấm…”.
Cạnh tranh phải lành mạnh
Đáp lại quan điểm của ông Tiến, ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐQT Cty Như Xuân cho biết: “Nhà máy Sắn Như Xuân hoạt động hơn chục năm nay, nguyên liệu cung ứng ổn định, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phát triển, năm sau cao hơn năm trước, chưa hề có chuyện xảy ra tranh chấp vùng nguyên liệu. Chỉ đến khi Nhà máy Sắn Phúc Thịnh đi vào hoạt động từ niên vụ 2014 - 2015 thì mới xảy ra chuyện này. UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2663/QĐ-UB ngày 27/10/2000 do Phó Chủ tịch Lôi Xuân Len ký phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho Nhà máy Sắn Như Xuân tại huyện Như Xuân và huyện Như Thanh. Chúng tôi đã đầu tư giống, phân bón, hướng dẫn bà con cách chăm sóc cho cây sắn và hỗ trợ cả về kinh phí ban đầu. Những năm đầu, nhiều hộ nông dân bị thua lỗ, Cty chúng tôi đã xóa nợ cho bà con gần 10 tỷ đồng, việc này lãnh đạo tỉnh đều biết. Cũng từ khi có Nhà máy Sắn Như Xuân, cuộc sống của nhiều hộ dân đã được thay đổi, góp phần tích cực để xóa đói, giảm nghèo. Không những vậy, rất nhiều hộ dân xóa bỏ được nhà tranh tre, vách đất. Những hoạt động này, Cty chúng tôi đều có báo cáo hàng năm với tỉnh, với Bộ Công thương…”.
Ông Hạnh đã kiến nghị các cấp, ngành quan tâm giải quyết để ổn định tình hình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bà con nông dân và cho Cty Như Xuân. “Các cơ quan chức năng có giải pháp để Cty Phúc Thịnh có vùng nguyên liệu ổn định, không tranh giành mua nguyên liệu. Cạnh tranh là cần thiết và phải chấp nhận trong cơ chế thị trường, nhưng phải cạnh tranh lành mạnh trên nền tảng ổn định để cùng phát triển, có lợi cho dân, có lợi cho doanh nghiệp…”, ông Hạnh nhấn mạnh.
Một điểm chung của 2 doanh nghiệp là đều nhắc đến nông dân và quan tâm tới lợi ích của người nông dân. Việc Cty Như Xuân đầu tư cho nông dân Như Xuân và nông dân Như Xuân bao năm nay vẫn bán nguyên liệu cho Nhà máy Như Xuân thì rõ rồi. Tại sao năm nay lại có hiện tượng một số hộ nông dân bán sắn cho Cty Phúc Thịnh?
Những hộ nông dân này bày tỏ: Nếu bán sắn cho Cty Như Xuân thì phải 1 tuần hoặc 1 tháng sau mới được nhận tiền, và sẽ bị trừ tiền các khoản như (giống, phân bón…). Còn bán cho cán bộ thu mua của Cty Phúc Thịnh thì được “tiền tươi”, không bị trừ khoản nào.
Điều này cũng dễ hiểu bởi Cty Như Xuân đã bỏ tiền đầu tư ban đầu cho vùng nguyên liệu. Còn Cty Phúc Thịnh không phải đầu tư gì cả mà đến thu mua trên vùng nguyên liệu đã được tỉnh phê duyệt cho nhà máy của Như Xuân. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì Cty Như Xuân khó mà yên tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ổn định theo đúng tinh thần Quyết định 2663/QĐ-UB ngày 27/10/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành... Và, nếu ở vùng nguyên liệu nào cũng xảy ra tình trạng này thì hỏi có doanh nghiệp nào dám đầu tư và giúp đỡ người nông dân?
Kỳ II: Thu mua trên vùng nguyên liệu người khác có bất hợp pháp?
Đinh Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân