Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ II: Thu mua trên vùng nguyên liệu người khác có bất hợp pháp?

Thứ ba, 14/04/2015 - 09:29

(Thanh tra)- Ông Ngọ Duy Chính - cán bộ nông vụ quản lý vùng nguyên liệu bức xúc: “Tôi được Nhà máy Như Xuân trả lương, giao nhiệm vụ quản lý vùng nguyên liệu ở 5 xã (Bãi Trành, Xuân Bình, Xuân Hòa, Thanh Lâm, Thanh Phong) thuộc huyện Như Xuân.

Bãi sắn ở xã Xuân Bình được Cty Phúc Thịnh thu mua và là nơi xảy ra tranh chấp, xô xát giữa cán bộ Cty Như Xuân và Cty Phúc Thịnh. Ảnh: Đinh Lê

Diện tích quá lớn mà đội giám sát chỉ có vài người nên không thể kiểm soát hết được. Cty Phúc Thịnh không đầu tư mà ngang nhiên cho cán bộ đến đây để tổ chức thu mua nguyên liệu nằm trong vùng quy hoạch của Nhà máy Như Xuân. Các chủ hợp đồng với nhà máy Như Xuân và các hộ dân được nhà máy đầu tư, tôi đã nhắc nhở nhiều rồi nhưng một số hộ vẫn lén lút bán cho Cty Phúc Thịnh...”.

Cơ quan chức năng nói gì?

Ông Lữ Văn Dũng - quyền Chủ tịch UBND xã Bãi Trành, huyện Như Xuân nêu chính kiến: “Tôi không đồng tình việc Cty khác đến thu mua một thời điểm nhất định (rồi phá giá), đến khi sản phẩm đầu ra của anh không chạy, anh lại để mặc dân, rồi anh cũng chạy nốt. Như vậy, anh chỉ chộp giật thời cơ lúc anh có lợi. Anh nào đầu tư ban đầu, giá thị trường lên xuống anh cũng phải mua, đảm bảo cho người dân và để còn khấu trừ đầu tư giống, phân bón…”.

Chủ tịch UBND huyện Như Xuân Dương Văn Mạnh cho rằng: “Khi có quyết định của tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho Nhà máy Sắn Như Xuân, huyện phải chấp hành các quyết định của tỉnh, chấp hành về quản lý Nhà nước để đảm bảo lợi ích của nhà máy. Cần phải bảo vệ cho cả người nông dân và nhà máy. Đối với các hộ đã ký kết phải bán cho nhà máy để nhà máy có cơ hội thu nợ”.

Ông Mạnh cho biết thêm: “Thường vụ Huyện ủy Như Xuân có chủ trương hướng để bà con hiểu được ý nghĩa và cần gắn bó sâu sắc hơn nữa với nhà máy. Chỉ đạo cho các ngành chức năng làm tốt công tác phòng ngừa tranh chấp mua nguyên liệu, đảm bảo trật tư an ninh trên toàn huyện”.

Còn ông Lương Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết, diện tích trồng sắn ở đây khoảng 450ha, đây là vùng nguyên liệu được tỉnh quy hoạch cho Nhà máy Sắn Như Xuân.

Khi PV đặt câu hỏi: Nếu có Cty khác đến thu mua sắn trên địa bàn huyện Như Thanh xảy ra tranh chấp thì huyện sẽ giải quyết ra sao? Ông Hòa cương quyết: “Chúng tôi chưa thấy Cty nào khác đến đây mua sắn. Tỉnh đã có quyết định quy hoạch cho Nhà máy Sắn Như Xuân rồi thì không thể có Cty khác đến đây thu mua được. Còn ví như Cty Phúc Thịnh cố tình đến đây thu mua, chúng tôi sẽ có trách nhiệm huy động các lực lượng như: Mặt trận, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi… vận động để người dân trồng sắn hiểu nên bán cho ai và không nên bán cho ai, như vậy mới thực sự ổn định đầu ra, đầu vào cho vùng nguyên liệu; bảo đảm quyền lợi và sự gắn kết giữa người nông dân và nhà máy... Khi đã quy hoạch thì phải tuân thủ, không thể khác được. Ban đầu làm công tác tuyên truyền, nếu vẫn không ổn cần phải dùng biện pháp mạnh mời công an vào cuộc, như vậy mới ổn định được tình hình…”.

Phải tuân thủ quyết định của tỉnh

Về vấn đề tranh chấp dẫn tới xô xát, Đại tá Lê Trung Hiếu - Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Thanh Hóa nêu quan điểm với báo chí: “Mục tiêu là đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn, khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã có mặt kịp thời ngăn chặn… Trong việc này, theo tôi, nếu bà con nông dân mà “bội tín” với nhà máy sắn của Như Xuân mang nguyên liệu đến cổng Nhà máy Phúc Thịnh để bán thì Phúc Thịnh được quyền mua. Còn Phúc Thịnh lại cử cán bộ đến thu mua (vùng nguyên liệu của người khác đã được quy hoạch) là không thể được. Qua việc này, chúng tôi sẽ báo báo và tham mưu cho Ban Giám đốc, tham mưu cho tỉnh mời đại diện của 2 Cty lên để có buổi làm việc thật rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình đến đâu để đảm bảo an ninh trên địa bàn, chứ không để như thế này thì tình hình an ninh rất phức tạp và không biết sẽ diễn biến như thế nào nữa”.

Ông Ngô Hoàng Kỳ - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định với PV: “Tỉnh không thể ủng hộ hoặc chấp nhận việc mua bán “lấn sân” như vậy được. Mỗi nhà máy (chế biến nông sản) từ khi trình dự án tỉnh đã xem xét phê duyệt, ra quyết định quy hoạch vùng nguyên liệu rồi, còn nhà máy của anh chưa được phê duyệt vùng nguyên liệu thì phải xem như thế nào. Quyết định là văn bản pháp quy, mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định đó phải tuân thủ. Không thể ra quyết định quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy này rồi nhà máy kia lại triển khai đầu tư rồi thu mua nguyên liệu được… Cạnh tranh thì phải lành mạnh trên cơ sở pháp luật, không thể làm trái các quy định pháp luật…”.

Đến đây, ai đúng, ai sai trong vụ tranh chấp thu mua nguyên liệu giữa Cty Như Xuân và Cty Phúc Thịnh, chúng tôi thiết nghĩ cũng đã rõ, không cần bình luận thêm...

Đinh Lê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm