Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Trần Quý

Thứ năm, 12/12/2024 - 18:29

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Bộ GTVT xác định 4 nhiệm vụ, giải pháp lớn cần tăng tốc để giải ngân thêm gần 23.000 tỷ đồng. Ảnh: TQ

Tính đến hết tháng 11/2024, Bộ GTVT giải ngân khoảng 52.750/75.481 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch đã được giao, duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước giải ngân trung bình 60,4%).

Để hoàn thành mục tiêu giải ngân kế hoạch vốn được giao theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (tối thiểu 95%), trong gần 2 tháng còn lại (đến 31/1/2025), sản lượng giải ngân cần đạt khoảng gần 23.000 tỷ đồng.

Tại Hội nghị giao ban công tác tháng 11 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 12/2024 của Bộ GTVT chiều nay (12/12), các đơn vị chuyên môn của Bộ GTVT xác định 4 nhiệm vụ, giải pháp lớn cần tăng tốc để giải ngân thêm gần 23.000 tỷ đồng, đáp ứng mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (giai đoạn 1), tiến độ giải ngân chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Thời gian tới, các chủ đầu tư cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục bổ sung (hệ thống giao thông thông minh (ITS), trạm thu phí...), phấn đấu triển khai trong tháng 12/2024 làm cơ sở để giải ngân.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2) và một số tuyến cao tốc trục ngang đang triển khai thi công (Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột...), các chủ đầu tư cần phối hợp với địa phương sớm xử lý dứt điểm các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp mỏ vật liệu; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán ngay khi có khối lượng để giải ngân số vốn được giao.

Đối với các dự án có nguồn vốn được kéo dài từ năm 2023 sang năm 2024 (giá trị 3.370 tỷ đồng của 13 dự án), các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần tập trung triển khai, ưu tiên giải ngân hết kế hoạch vốn được kéo dài theo quy định (đến nay mới giải ngân được đạt 40%).

Đối với nhóm các dự án chuẩn bị đầu tư, các chủ đầu tư phải quyết liệt đẩy nhanh thủ tục, khởi công đúng kế hoạch để giải ngân nguồn vốn đã bố trí, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vượt thu năm 2022 có tiến độ yêu cầu gấp, giá trị vốn được giao lớn như: Cầu Cẩm Lý, cầu hầm trên QL1, cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, tuyến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Tuyên Quang Phú Thọ...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Đón hai nhà thầu quốc tế lớn hướng đến phát triển thành điểm du lịch siêu sang

Bình Định: Đón hai nhà thầu quốc tế lớn hướng đến phát triển thành điểm du lịch siêu sang

(Thanh tra) - Đầu năm 2025, tỉnh Bình Định đã vinh dự chào đón hai nhà đầu tư quốc tế lớn, ông Roland Staub, Chủ tịch Quỹ đầu tư Finance Suisse có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ và ông Timur Mohamed, Chủ tịch Công ty Palmer Johnson, đơn vị hàng đầu thế giới về sản xuất siêu du thuyền có trụ sở tại Monaco. Chuyến thăm này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực đưa Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch siêu sang trọng tại khu vực và trên toàn thế giới.

23:08 17/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm