Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình OCOP - hướng đi cho nông sản Nghệ An:

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

Nhật Vượng

Thứ năm, 12/12/2024 - 17:41

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện, kết quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo nên giá trị thực tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, song cũng nhìn nhận rõ những vấn đề bộc lộ bất cập, cần tháo gỡ để chương trình thực sự bề vững.

Với đặc điểm về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, huyện Kỳ Sơn có các sản phẩm đặc trưng. Ảnh: Trang Anh

Chương trình OCOP tại Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và cải thiện thu nhập cho người dân. Nhờ tham gia OCOP, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ đã cải thiện thu nhập thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. OCOP cũng tạo việc làm ổn định, nhất là ở khu vực nông thôn, giảm tình trạng di cư lao động.

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, OCOP ở Nghệ An vẫn đối mặt với một số thách thức: Nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp mặc dù luôn được tỉnh Nghệ An đưa vào chương trình trọng tâm, song nhiều sản phẩm chưa có tính đột phá, thiếu sự khác biệt. Việc xây dựng liên kết chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiêu thụ chưa sâu rộng, thiếu bền vững. Một số địa phương còn thiếu kinh phí và nguồn lực để phát triển sản phẩm OCOP. Sản phẩm thì nhiều nhưng sản phẩm tiêu biểu của Nghệ An thì tìm chưa ra. Sản phẩm OCOP các địa phương thì tương tự nhau, Nghệ An làm được thì các tỉnh khác cũng làm được. Sản phẩm thì nhiều, nhưng sản phẩm sạch, chất lượng cao cung cấp cho thị trường không nhiều, cung không đủ cầu. Diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các cây trồng khác gắn với sản xuất tiêu thụ các sản phẩm OCOP ở các địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún.

Lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành tham gian hàng OCOP tại Chương trình giới thiệu sản phẩm và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024. Ảnh: QM

Ông Trần Nguyên Hòa, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho rằng: Phải nhìn nhận thực tế, một số sản phẩm sau khi đạt chứng nhận vẫn chưa có sự phát triển đột phá, khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Riêng huyện Nghi Lộc cũng đã thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ các chủ thể sản xuất, như hướng dẫn quy trình thực hiện các bước VietGAP, nhãn hiệu sản phẩm, hỗ trợ kinh phí cũng như kết nối để đưa sản phẩm đi tiêu thụ tại các hội chợ, hội nghị kết nối cung - cầu, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, một số người dân chưa nhận thức được lợi ích, ý nghĩa của chương trình, ngại làm các hồ sơ, thủ tục tham gia chương trình; một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện để người dân tham gia OCOP. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP, giá nguyên phụ liệu tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng, thiếu công nhân sản xuất.

Nhiều địa phương còn lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm nhiều đến phát triển các sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các sản phẩm làng nghề truyền thống. Một số sản phẩm OCOP do sản xuất chủ yếu là thủ công, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, chưa quan tâm đến kiểu dáng, bao bì đóng gói nên sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, giá thành cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về sản lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối.

Qua tìm hiểu, có khá nhiều sản phẩm đã quá thời hạn được công nhận sản phẩm OCOP nhưng vẫn chưa “chịu” đánh giá lại. Theo một số chủ thể, việc tổ chức đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời hạn gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định.

Ông Nguyễn Hồ Lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Nghệ An cũng cho rằng: Việc đánh giá, công nhận lại các sản phẩm OCOP gặp những vướng mắc như do không có tiền thưởng được công nhận lần 1 (30 triệu với sản phẩm OCOP 3 sao, 40 triệu với sản phẩm OCOP 4 sao) nên các chủ thể không mặn mà. Mặt khác, một số chủ thể xác định đánh giá lại cũng khó “nâng hạng” sao nên không tham gia đánh giá lại.

Bên cạnh đó, một số địa phương gặp khó khăn về kinh phí trong việc lập hội đồng để đánh giá, công nhận lại các sản phẩm đã đến hạn; cũng như còn lúng túng nhất định trong việc thực hiện Quyết định 148 của Thủ tướng Chính phủ “về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm theo chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”. Ngoài ra, nhận thức của một số chủ thể, không “mặn mà” khi tham gia đánh giá, công nhận lại…

Người dân chú trọng lựa chọn, sử dụng sản phẩm địa phương. Ảnh Công Hoà

Mặc dù còn có một số hạn chế nhất định, song Chương trình OCOP tại Nghệ An đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân. OCOP không chỉ giúp địa phương phát huy lợi thế so sánh mà còn khẳng định thương hiệu nông sản không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả quốc tế. Các sản phẩm OCOP không chỉ mang lại thu nhập ốn định cho người dân, mà còn đóng góp làm gia tăng sức hút du lịch, khám phá đặc trưng địa phương.

Nhiều địa phương còn lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm nhiều đến phát triển các sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các sản phẩm làng nghề truyền thống. Một số sản phẩm OCOP do sản xuất chủ yếu là thủ công, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, chưa quan tâm đến kiểu dáng, bao bì đóng gói nên sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, giá thành cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về sản lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối.

Qua tìm hiểu, có khá nhiều sản phẩm đã quá thời hạn được công nhận sản phẩm OCOP nhưng vẫn chưa “chịu” đánh giá lại. Theo một số chủ thể, việc tổ chức đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời hạn gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định.

Ông Nguyễn Hồ Lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cũng cho rằng: Thứ nhất, việc đánh giá, công nhận lại các sản phẩm OCOP gặp những vướng mắc như do không có tiền thưởng như được công nhận lần 1 (30 triệu với sản phẩm OCOP 3 sao, 40 triệu với sản phẩm OCOP 4 sao) nên các chủ thể không mặn mà; thứ hai, một số chủ thể xác định đánh giá lại cũng khó “nâng hạng” sao nên không tham gia đánh giá lại; thứ ba, một số địa phương gặp khó khăn về kinh phí trong việc lập hội đồng để đánh giá, công nhận lại các sản phẩm đã đến hạn; thứ 4, lý do khách quan là cuối tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 148 “về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm theo chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” nên một số địa phương vừa tiếp cận, chưa kịp triển khai và còn những lúng túng nhất định. Mặt khác, trong nhận thức của một số chủ thể, các sản phẩm đạt 3 sao OCOP năm 2019 đang là UBND tỉnh công nhận, xếp hạng; nay theo phân cấp thì hội đồng cấp huyện đánh giá, công nhận, công bố nên họ xem đó như “tụt hạng” nên không muốn tham gia đánh giá, công nhận lại.

Trong khi đó, việc đánh giá, xếp hạng lại là điều kiện bắt buộc đối với các sản phẩm OCOP cấp tỉnh khi đến hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận, nếu không tuân thủ sẽ bị thu hồi chứng nhận, chủ thể không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP (logo OCOP có gắn sao) để in, dán trên bao bì, nhãn mác đối với các sản phẩm của mình khi lưu thông, tiêu thụ trên thị trường kể từ ngày hết hiệu lực. Do đó, các chủ thể sản xuất cần chủ động, tích cực lập hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng lại sản phẩm theo thời gian quy định.

Mặc dù còn có một số hạn chế nhất định, song Chương trình OCOP tại Nghệ An đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân. OCOP không chỉ giúp địa phương phát huy lợi thế so sánh mà còn khẳng định thương hiệu nông sản không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả quốc tế. Các sản phẩm OCOP không chỉ mang lại thu nhập ốn định cho người dân, mà còn đóng góp làm gia tăng sức hút du lịch, khám phá đặc trưng địa phương. Chương trình đã khép lại khoảng cách giữa nông dân với doanh nghiệp, tạo cơ hội hợp tác và đầu tư bên vững. Nhiều hợp tác xã đã hình thành các chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo ích lợi cân bằng cho tất cả các bên tham gia. OCOP không phải là một phong trào mà đây là một chương trình kinh tế, phải phát huy được thế mạnh của từng vùng miền, từng sản vật địa phương để phát triển kinh tế nông thôn, điều này cần có thêm các giải pháp đồng bộ để khắc phục hạn chế và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai; với hướng đi “cơ cấu lại nông nghiệp theo các nhóm sản phẩm chủ lực và vùng sinh thái để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị” như Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm