Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình OCOP - hướng đi cho nông sản Nghệ An:

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Nhật Vượng

Thứ năm, 12/12/2024 - 17:32

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Huyện Nam Đàn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Ảnh: NV

Nghệ An sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến cuối năm 2024 toàn tỉnh có gần 700 sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất được công nhận OCOP (đứng thứ hai cả nước, chỉ sau Hà Nội), trong đó nhiều sản phẩm đạt 4 sao và đang phấn đấu đạt 5 sao. Các sản phẩm OCOP Nghệ An được đánh giá là dồi dào về số lượng, phong phú về thể loại, chất lượng, giá trị sản phẩm được gia tăng qua từng năm. Thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần mang lại nhiều kết quả thiết thực và trở thành động lực trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Nghệ An là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp địa phương đa dạng, với nhiều loại nông sản đặc sắc như cam Vinh, lúa gạo Yên Thành, ốc nhị Quỳ Châu, giò me Nam Đàn, tương Nam Đàn và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dược liệu... Các sản phẩm OCOP quen thuộc từ vùng đồng bằng đến miền núi của xứ Nghệ như: Nước mắm, mật ong, bánh đa, kẹo cu đơ, nem chua, các sản phẩm từ sen, tương, giò me, bột sắn dây, rượu nếp, trà, ngũ cốc dinh dưỡng, hoa quả, hải sản,... 

Chương trình OCOP đã giúp cho các sản phẩm này được nhiều người biết đến, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu địa phương. Thông qua quy trình OCOP, các hợp tác xã và doanh nghiệp địa phương đã đầu tư vào công nghệ chế biến, bao bì, nhãn mác, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Theo thống kế của Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện nay có 38 sản phẩm OCOP của 25 chủ thể được xuất khẩu ra một số nước trên thế giới theo 2 hướng là chính ngạch và tiểu ngạch, trong đó có một số doanh nghiệp nổi bật như Công ty TNHH Phát triển Ẩm thực NAP với 2 sản phẩm là soup lươn, miến lươn 5 phút; Công ty TNHH Đức Phong với 4 sản phẩm là hộp quà tặng mây tre đan, tấm bình phong bằng tre, đèn lồng treo mây tre đan và hóm gương mây tre...

Thông qua Chương trình OCOP, người dân được nâng cao nhận thức và kỹ năng từ hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho người dân và doanh nghiệp về quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tiếp thị; bên cạnh đó các chủ thể OCOP cũng được hỗ trợ trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Riêng huyện miền núi Con Cuông thực hiện chương trình OCOP đã có 13 sản phẩm được gắn sao, trong đó Công ty CP Dược liệu Pù Mát chiếm hơn phân nửa; hiện đơn vị này có 7 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, có 3 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018, 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021. Năm 2022, được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực.

Anh Phan Xuân Diện, Giám đốc Công ty CP Dược liệu Pù Mát cho biết, doanh nghiệp đã nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất theo chuỗi giá trị trà dược liệu, sử dụng công nghệ sấy mới giúp sấy dược liệu nhanh hơn so với phơi nắng nhưng vẫn giữ được chất lượng và màu xanh của dược liệu (kết quả được phân tích bởi Viện dược liệu) đồng thời giảm chi phí lao động mà cũng không phải phụ thuộc vào thời tiết. Các sản phẩm trà giải độc của công ty cũng nhanh chóng trở thành một trong những loại trà giải độc gan, thận hiệu quả được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, công ty còn nâng cấp, sửa chữa nhà xưởng, bố trí các máy móc giúp phân tích, kiểm tra hàng hóa trước khi đưa ra thị trường. Mua sắm thêm các thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng lớn của doanh nghiệp. Nhờ đổi mới công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất mà công ty đã nâng cao được năng suất lao động, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Qua quá trình triển khai tỉnh Nghệ An nằm trong tốp đầu của cả nước, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả. Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP như: Các làng nghề truyền thống ở Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, TP Vinh, Nghi Lộc, Nam Đàn... Doanh thu sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên hàng năm tăng khoảng 8-10% và lợi nhuận bình quân hàng năm tăng khoảng 120 - 150 triệu đồng. Từ khi thực hiện chương trình đến nay đã có 99 sản phẩm mới được ra đời và được công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở sao.

Thông qua chương trình đã hình thành được một số liên kết theo chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Sản phẩm Tảo xoắn Quỳnh Lưu, HTX Gà đồi Thanh Chương, HTX Nhút Hạnh Lâm, HTX Bưởi Diễn Thanh Nho, HTX gừng Kỳ Sơn; Nước mắm Tân Hội Cửa Lò; Lạc sen Diễn Châu, Dược liệu Pù Mát, Chè Thanh Chương, Tinh bột nghệ Hoàng Mai, Chả cá trích Công ty Biển Quỳnh, Bò giàng HTX sản xuất và kinh doanh Thảo Hảo Tương Dương...

Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng trên 4.300 lao động trong đó 2.280 lao động thường xuyên và 1.800 - 2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; đặc biệt, là phát huy vai trò phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, điển hình như: Sản phẩm Dệt Thổ cẩm gắn với các Làng du lịch cộng đồng (Homstay) bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu; bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Nưa (xã Yên Khê) huyện Con Cuông, đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 150 hộ với 205 lao động, thu nhập bình quân 3,8- 4,2 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Khu du lịch sinh thái Thung Pheo (xã Nam Anh, Nam Đàn) chia sẻ: “Doanh nghiệp chúng tôi nhiều năm làm du lịch cộng đồng, nhận thấy địa phương có nhiều sản phẩm đặc trưng có thể xây dựng thương hiệu để vừa tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân vừa đem sản vật có chất lượng đến người tiêu dùng. Chúng tôi đã mạnh dạn thử nghiệm và đã cho ra sản phẩm rượu hồng và rượu quýt Nam Anh với chất lượng và đặc trưng riêng; gắn với chương trình OCOP vừa qua có 2 sản phẩm được công nhận 3 sao. Chúng tôi lấy chất lượng đặt lên hàng đầu nhưng mẫu mã cũng phải đẹp để xây dựng thương hiệu, từ đó sản phẩm rượu hồng và rượu quýt Thung Pheo được bạn bè xa gần trong tỉnh và cả nước biết tới, là món quà không thể thiếu của mỗi đoàn khách mỗi lần ghé thăm xứ Nghệ”.

Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu; ngay cả thời điểm bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng doanh thu của nhiều chủ thể vẫn tăng từ 10-15%. Điển hình như: Sản phẩm thủy sản của Công ty cổ phần Biển Quỳnh, dược liệu của Công ty dược liệu Pù Mát, lạc Diễn Thịnh (Diễn Châu), sen quê Bác; thịt bò giàng Tương Dương; hương Quỳ Châu; dò bê Chung Tài; nước mắm Cửa Hội; dò bê Nam Đàn; nhút và gà đồi Thanh Chương, cam Đồng Thành và ốc bươu đen Yên Thành...

Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có truy xuất nguồn gốc, có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Điển hình như sản phẩm của Công ty cổ phần Dược liệu Pù Mát, Công ty cổ phần Khoa học công nghệ tảo VN, Công ty cổ phần Biển Quỳnh, Công ty CP đầu tư và sản xuất ATC, HTX Nông nghiệp Sen Quê Bác, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Tâm, Chuối, Dứa của Công ty Hasafood Quỳ Hợp,... Chương trình OCOP góp phần bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn như: Làng nghề thổ cẩm Châu Tiến (Quỳ Châu); Na Loi (Kỳ Sơn); rượu men lá Con Cuông; rượu cần Tân Kỳ,...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm