Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ năm, 14/07/2022 - 07:00
(Thanh tra) - Hiện nay, đồng bào Mông ở tỉnh Thanh Hóa đang sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã ở huyện Mường Lát, huyện Quan Hóa và huyện Quan Sơn với 18.975 khẩu trên 3.585 hộ, chiếm trên 17% tổng số đồng bào khu vực miền núi. Để củng cố niềm tin cho đồng bào Mông, chính quyền các cấp ở Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và vận động.
Hội nghị tuyên truyền nếp sống văn hóa trong việc tang lễ của đồng bào Mông tại huyện Mường Lát. Ảnh: VT
Việc tăng cường công tác dân vận, tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc Mông được đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Chúng tôi về bản Suối Tôn, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa, nơi có 75 hộ, 427 khẩu đồng bào Mông sinh sống. Những năm trước đây, những hủ tục lạc hậu cứ đeo bám đồng bào Mông, ăn sâu vào tiềm thức, cuộc sống hằng ngày.
Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, các ban, ngành, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Mông thay đổi cách nghĩ, cách làm, phong tục tập quán, từng bước làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ trong đời sống đồng bào Mông.
Ông Phạm Văn Tư, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết, Phú Sơn có 5 bản, trong đó 1 bản có đồng bào Mông sinh sống là bản Suối Tôn. Bản này điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều, hơn 70% hộ nghèo, dân cư thưa thớt trải dài trên 3 km với 3 khu cách biệt nhau, rất khó khăn trong việc tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước. Do đó, hiện nay xã đang đề nghị cấp trên quy hoạch lại khu dân cư tập trung và có chính sách đặc thù hỗ trợ nhà ở cho đồng bào bản Suối Tôn, để bà con có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lâu dài. Hiện bản đã quy hoạch khu nghĩa địa gồm 2,5 ha, tuy nhiên chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cho 5 hộ nhường đất.
“Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã liên tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văm minh trong việc tổ chức lễ tang cho người chết theo hình thức văn minh, hiện đại, thực hiện chôn người chết ở nghĩa địa, không bắn súng để thông báo người chết như trước đây, thủ tục cúng bái không rườm rà, mất nhiều thời gian, giảm gánh nặng kinh tế cho đồng bào Mông ở bản Suối Tôn”, ông Phạm Văn Tư chia sẻ.
Tại hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ cho đồng bào Mông ở xã Tam Chung, huyện Mường Lát mới đây, ông Cầm Bá Tường, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã quán triệt với các đại biểu về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và nội dung của các hội nghị tuyên truyền tại vùng đồng bào Mông. Trong đó nhấn mạnh, theo Kế hoạch số 60 ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông, giai đoạn 2021 - 2025 của UBND tỉnh thì giai đoạn này tiếp tục tuyên truyền cho đồng bào hiểu rõ lợi ích của việc thực hiện tốt nghi thức tang lễ theo nếp sống văn hóa mới để toàn thể đồng bào Mông đồng lòng thật sự, xóa bỏ cho được các tập tục lạc hậu còn tồn tại trong tang lễ, lựa chọn giữ gìn và phát huy những phong tục, giá trị văn hóa tốt đẹp, lành mạnh trong tang lễ, xây dựng nếp sống văn hoá mới bền vững.
Bên cạnh đó, góp phần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm vệ sinh môi trường sống và sức khoẻ cho đồng bào. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế trong vùng đồng bào Mông. Từng bước góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.
Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục, các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại hội nghị lần thứ chín về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, đạt chuẩn thực chất về văn hóa. Xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội, góp phần thực hiện tốt quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh và chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 696-QĐ/TU ngày 9/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
Ngoài ra, ông Cầm Bá Tường cũng đề nghị và động viên các đại biểu cố gắng tập trung theo dõi các nội dung mà các báo cáo viên trao đổi, truyền đạt để về địa phương triển khai tổ chức thực hiện tại gia đình, dòng họ và thôn bản mình cho thật tốt, góp phần vào thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.
Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Nam Dũng
10:36 08/11/2023Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh