Theo dõi Báo Thanh tra trên
Diệp Chi
Thứ năm, 07/07/2022 - 07:00
(Thanh tra) - Già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín là những người am hiểu thực tiễn địa phương, được nhân dân tin tưởng. Phát huy được những thế mạnh đó, nhiều cá nhân trên khu vực biên giới của tỉnh Điện Biên đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tham gia bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần bảo vệ bình yên nơi tuyến biên giới.
Người có uy tín bản Ham Xoong 1, xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên tuyên truyền tới người dân trong bản về chủ quyền biên giới quốc gia. Ảnh: DC
Những “cây đại thụ” vùng biên ải
Là một trong các hộ gia đình của xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ký kết tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, định kỳ hằng tháng, ông Lỳ Xuyến Phù ở bản A Pa Chải, xã Sín Thầu tham gia cùng với chính quyền xã và Đồn Biên phòng A Pa Chải đi kiểm tra bảo vệ đường biên, cột mốc.
Ngoài đi tuần tra chung với Bộ đội Biên phòng (BĐBP), những lúc làm nương hay chăn nuôi gia súc, ông Phù thường xuyên kiểm tra khu vực đường biên, cột mốc gia đình nhận bảo vệ để kịp thời báo cho các cơ quan chức năng khi có những vấn đề phát sinh.
Với ông Phù, bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới cũng đồng nghĩa với bảo vệ ngôi nhà của chính mình, cần phải làm bằng tất cả tinh thần, trách nhiệm và cả tấm lòng yêu quê hương, đất nước.
Không những bản thân luôn tích cực đi đầu trong việc tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, với vai trò là người có uy tín, ông Lỳ Xuyến Phù còn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã cùng chung tay, góp sức cùng thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị.
“Hàng tháng, hàng quý, bản sinh hoạt là tôi tổ chức tuyên truyền ngay cho bà con về đường biên, mốc giới, về trách nhiệm của mỗi người dân phải bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Không những thế, với những cá nhân, hộ gia đình nào chưa nắm rõ thì mình tìm cách nói chuyện riêng, trao đổi thêm ngoài các buổi sinh hoạt, thậm chí là đi đến tận nhà để tuyên truyền để họ hiểu ra và thêm phần trách nhiệm với việc bảo vệ đường biên, mốc giới, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương”, ông Lỳ Xuyến Phù chia sẻ.
Về bản Hô Chim, xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nghe câu chuyện của ông Hạng Dụ Chúng, người có uy tín của bản thường xuyên tích cực vận động bà con trong bản giữ vững quốc phòng - an ninh tại địa phương.
Đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng ông Chúng vẫn là tuyên truyền viên tích cực, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, ông còn phát huy vai trò của mình trong xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chống xâm canh xâm cư, hạn chế tình trạng di cư tự do, tranh chấp đất đai, góp phần bảo vệ bình yên nơi tuyến biên giới Việt - Lào.
Ông Hạng Dụ Chúng cho biết: “Được cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh thường xuyên sâu sát, tuyên truyền vận động nên tôi nhận thức được trách nhiệm của già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tại cộng đồng dân cư. Bởi vậy, với vai trò của mình, tôi tuyên truyền trực tiếp tới người dân trong bản, tới con cháu trong dòng họ mình nghiêm chỉnh chấp hành quy chế biên giới, tham gia giữ vững an ninh trật tự vùng biên”.
Vững vàng nơi tuyến đầu
Điện Biên có đường biên giới dài hơn 455km, tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung Quốc. Trong năm qua, các đơn vị trong lực lượng BĐBP tỉnh đã tổ chức được 1.056 buổi tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, kiến thức pháp luật, các hiệp định, quy chế biên giới với gần 50.924 lượt người ở địa bàn biên giới tham gia. Ngoài ra, còn tập trung tuyên truyền đặc biệt đối với các đối tượng âm mưu lôi kéo tập hợp lực lượng gây mất an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Không chỉ vậy, thông qua Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, đã góp phần xây dựng và củng cố thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Cùng với đó, thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về việc “tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, các đồn Biên phòng đã phối hợp với UBND các xã biên giới cùng với các vị già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào đến toàn thể nhân dân. Đồng thời, lựa chọn những tập thể, hộ gia đình, cá nhân để ký kết tham gia bảo vệ đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh thôn bản.
Hiện nay trên địa bàn các xã biên giới của tỉnh có 100 tập thể, hơn 12.900 cá nhân đăng ký tham gia tự quản 395km đường biên; 98 tập thể, hơn 13.000 cá nhân đăng ký tự quản 146 mốc quốc giới, 10 công trình biên giới; 315 tổ tự quản với gần 2.200 thành viên đăng ký tự quản về an ninh trật tự thôn bản.
Qua ký kết, các tập thể, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn biên giới đã phát huy vai trò trách nhiệm của mình và mạnh dạn cung cấp thông tin với cơ quan chức năng xử lý kịp thời những vụ việc vi phạm pháp luật.
Có thể thấy rằng, những cá nhân như ông Lỳ Xuyến Phù, ông Hạng Dụ Chúng và nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín khác trên địa bàn đã phát huy tốt vai trò của mình, cùng với lực lượng BĐBP vững vàng nơi tuyến đầu của Tổ quốc.
Cũng nhờ vậy mà dù là tỉnh duy nhất có tuyến đường biên tiếp giáp với 2 nước bạn Lào và Trung Quốc khá dài nhưng trong những năm qua, tình hình an ninh khu vực biên giới của Điện Biên luôn ổn định hòa bình. Chính tiếng nói và sự đi đầu của họ đã mang lại hiệu quả rõ nét qua việc bà con dân bản tự nguyện tham gia vào các tổ tự quản đường biên, cột mốc cũng như đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn trong những năm qua.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà