Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Quân
Thứ bảy, 21/05/2022 - 09:44
(Thanh tra)- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã và đang có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền nùi (DTTS&MN).
Tiểu phẩm kịch ngắn "Nghèo đến bao giờ" của đội thi đến từ Đồng Nai, trong khuôn khổ Hội thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững vùng DTTS khu vực Nam bộ năm 2020. Ảnh: Ủy ban Dân tộc
Tuy nhiên, Uỷ ban Dân tộc cũng đã chỉ ra nhiều tồn tại, khó khăn khi triển khai Đề án ở vùng DTTS&MN giai đoạn 2017-2021.
Nhiều tồn tại, khó khăn
Về thể chế, chính sách, theo Uỷ ban Dân tộc, Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành cơ bản đã quy định khá chi tiết, cụ thể nội dung, hình thức, biện pháp, chính sách PBGDPL cho đồng bào vùng DTTS & MN.
Tuy nhiên, hiện nay chưa ban hành được văn bản quy định “chính sách ưu tiên sử dụng người biết tiếng DTTS, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng DTTS tham gia công tác PBGDPL” theo quy định tại điểm c, khoản 5 mục II của Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thể chế hóa quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật PBGDPL “Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác PBGDPL, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các DTTS tham gia PBGDPL tại địa phương”.
Một số định mức chi tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở còn thấp, nội dung chi chưa bao quát các hoạt động đặc thù để nâng cao hiệu quả PBGDPL cho đồng bào DTTS thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số...
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chủ động, kịp thời, chưa phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác PBGDPL cho đồng bào DTTS.
Chưa huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia PBGDPL cho đồng bào vùng DTTS&MN nên công tác này ở một số địa phương chưa được chú trọng, thường xuyên chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL tại vùng DTTS&MN chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, thiếu đội ngũ báo cáo viên biết ngôn ngữ DTTS, có kỹ năng, nghiệp vụ, hiểu biết văn hóa, tập quán sinh hoạt của đồng bào DTTS.
Nguồn lực phục vụ cho tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án liên quan đến PBGDPL cho đồng bào DTTS còn hạn chế. Một số địa phương, nhất là cấp cơ sở chưa bố trí kinh phí cho công tác này; có địa phương chưa bố trí kinh phí thực hiện Đề án 1163, mà thực hiện lồng ghép với các đề án, dự án khác.
Riêng kinh phí thực hiện Đề án 1163 mới được cấp 14 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% kinh phí dự kiến thực hiện các nhiệm vụ PBGDPL, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS do Trung ương thực hiện.
Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của đề án chưa toàn diện, chưa đạt được các mục tiêu đề ra.
Chất lượng, hiệu quả PBGDPL cho đồng bào DTTS ở một số nơi chưa cao; hình thức PBGDPL chưa phong phú, đa dạng; chưa nhân rộng được hình thức có hiệu ứng lan tỏa mạnh để phát huy vai trò chủ động tìm hiểu pháp luật của nhân dân. Việc tìm hiểu pháp luật thông qua luật sư tư vấn, tự tìm hiểu qua sách, báo, các trang tin điện tử, internet còn rất hạn chế.
Uỷ ban Dân tộc đã chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn như: Chưa ban hành kịp thời các chế độ, chính sách đảm bảo thực hiện các hoạt động đặc thù để nâng cao hiệu quả PBGDPL cho đồng bào DTTS, nhất là PBGDPL thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Sự quan tâm, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo đơn vị, địa phương có nơi, có thời điểm chưa được sâu sát, do đó công tác PBGDPL chưa được tổ chức thường xuyên, kịp thời.
Nội dung PBGDPL có thời điểm, lĩnh vực còn đơn điệu; hình thức chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng trong PBGDPL chưa được sâu rộng, chưa tạo được sự tương tác giữa người được phổ biến và chủ thể thực hiện phổ biến dẫn đến hiệu quả, chất lượng truyền tải nội dung PBGDPL hạn chế.
Trong PBGDPL cho các đối tượng đặc thù, việc phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, gia đình còn hạn chế, vẫn có trường hợp cơ quan, đoàn thể có liên quan và gia đình chưa nhận thức được trách nhiệm của mình nên thực hiện còn hình thức, không sát sao, thiếu trách nhiệm, cho rằng đây là nhiệm vụ của riêng cơ quan pháp luật.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở còn thiếu, hoạt động không thường xuyên; nhiều công chức, viên chức các đơn vị, địa phương được giao phụ trách công tác PBGDPL phải kiêm nhiệm nhiều việc, một số chưa qua đào tạo nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, không được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, thiếu kỹ năng tuyên truyền nên hiệu quả công tác này còn hạn chế.
Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác PBGDPL có nơi, có lúc chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu bảo đảm điều kiện để người dân tiếp cận được thông tin pháp luật. Đời sống của đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật chưa đồng đều, lại có sự bất đồng về ngôn ngữ... nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác PBGDPL, ở một số địa phương còn tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Trình độ, nhận thức của đồng bào DTTS không đồng đều, dẫn đến hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có nơi, có lúc chưa đạt yêu cầu. Điều kiện, khả năng tiếp cận với pháp luật của đồng bào DTTS ở một số nơi như vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn còn hạn chế, chưa nắm được hết nội dung cần thiết của pháp luật có liên quan.
Các địa phương vùng DTTS&MN cơ bản là các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên việc bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của đề án còn gặp nhiều khó khăn, có địa phương đến năm 2021 mới bố trí ít kinh phí, thậm chí có địa phương chưa bố trí nguồn kinh phí riêng để thực hiện đề án...
Các năm 2020 - 2021, do tình hình, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nên việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động PBGDPL, nhất là tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội thi, lớp tập huấn về PBGDPL tại vùng DTTS& MN gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới tiến độ thời gian, mục tiêu của Đề án.
Cần tháo gỡ tồn tại, khó khăn
Theo Uỷ ban Dân tộc, để khắc phục những tồn tại, khó khăn trên, cần tăng cường sự chỉ đạo, định hướng của cấp ủy Đảng, sự chủ động của cơ quan làm công tác dân tộc các cấp, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, ban hành kế hoạch, triển khai thực hiện, đảm bảo có sự lồng ghép nguồn lực với các chương trình, đề án, dự án triển khai tại vùng DTTS&MN để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, đảm bảo nội dung tuyên truyền, phổ biến bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế ở từng địa phương, vùng miền.
Lựa chọn nội dung đơn giản, dễ hiểu, trọng tâm, gắn với những tình huống phát sinh trong thực tế đời sống hàng ngày và tập quán, văn hóa của đồng bào DTTS; sử dụng hình thức phù hợp với trình độ, nhận thức của đối tượng đặc thù, trong đó, chú trọng hình thức tuyên truyền miệng (trực tiếp) bằng tiếng DTTS, hình thức sân khấu hóa (mềm hóa pháp luật thông qua các tiểu phẩm gắn với văn hóa của mỗi dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin (nhất là mạng xã hội); với thời lượng hợp lý, mỗi đợt chỉ nên tuyên truyền tối đa 03-04 chủ đề; tăng cường các hội nghị tập huấn, phổ biến tại địa bàn xã, thôn, bản để thu hút đông đảo người dân tham gia.
Lựa chọn những cách làm, mô hình thu hút được nhiều người dân tham gia, lấy người dân làm trung tâm (như kết hợp giữa tuyên truyền, phổ biến với cam kết, phát huy vai trò của người dân); đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật am hiểu văn hóa, tập quán, tâm lý và chú trọng hơn đến báo cáo viên biết tiếng DTTS, có kỹ năng tuyên truyền, phổ biến phù hợp với trình độ, nhận thức của đối tượng đặc thù; đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để người có uy tín, cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS; những điển hình tiên tiến tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động đồng bào DTTS xóa bỏ những phong tục, tập quán không còn phù hợp; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những tấm gương điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL cho đồng bào vùng DTTS & MN… để tạo sự lan tỏa mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền