Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Quân
Chủ nhật, 22/05/2022 - 07:00
(Thanh tra)- Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg, Uỷ ban Dân tộc đều có đề xuất với cấp có thẩm quyền việc sửa đổi các quy định, chính sách còn bất cập trong triển khai thi hành pháp luật và kịp thời bổ sung các quy định, chính sách còn thiếu đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đối tượng đặc thù là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: Uỷ ban Dân tộc
Đảm bảo các chính sách đáp ứng nhu cầu của đồng bào DTTS
Uỷ ban Dân tộc đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/2017 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021”.
Đồng thời, tham mưu Thủ tướng ban hành một số đề án, chính sách khác có liên quan đến công tác PBGDPL như: Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng DTTS”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025”; chính sách "Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn"; Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025”.
Để tiếp tục thể chế hóa chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác PBGDPL cho đồng bào vùng DTTS&MN, Uỷ ban Dân tộc đã nghiên cứu, tích hợp các chính sách PBGDPL cho đồng bào DTTS vào Dự án 10 của Chương trình Mục tiêu quốc giá phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, đảm bảo chính sách này được thực hiện thường xuyên, liên tục, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đồng bào DTTS trong thời gian tới.
Tăng cường quản lý Nhà nước về PBGDPL
Uỷ ban Dân tộc phân công, phân nhiệm, quy định trong việc tham mưu, thực hiện nhiệm vụ PBGDPL thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của mình; giao Vụ Pháp chế là đơn vị thường trực tham mưu thực hiện công tác PBGDPL, tham mưu cho lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác này; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL và định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban Dân tộc thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy của Vụ Pháp chế và Hội đồng Phối hợp PBGDPL của Uỷ ban Dân tộc, bố trí công chức có năng lực, chuyên môn phù hợp để triển khai thực hiện công tác này; quan tâm chỉ đạo rà soát đội ngũ báo cáo viên pháp luật, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương nhằm tăng cường về số lượng, chất lượng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, đảm bảo nâng cao hiệu quả PBGDPL cho cán bộ và nhân dân.
Các địa phương đã tăng cường xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS để có phẩm chất chính trị tốt, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với đối tượng là đồng bào DTTS.
Qua thống kê chưa đầy đủ, hiện nay các địa phương có 1.137 báo cáo viên cấp tỉnh, 1.752 báo cáo viên cấp huyện và 13.115 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS.
Uỷ ban Dân tộc đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để PBGDPL cho đồng bào DTTS thông qua Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025”.
Sau khi Quyết định số 705/QĐ-TTg và Quyết định số 1163/QĐ-TTg được ban hành, trong đó, Quyết định số 1163/QĐ-TTg quy định chi tiết, cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp PBGDPL cho đồng bào DTTS, do đó, công tác PBGDPL đã được triển khai thực hiện có hệ thống, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các nhiệm vụ của Đề án, ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới; với nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của từng dân tộc, vùng miền; nội dung thiết thực, hiệu quả, từng bước đáp ứng được yêu cầu thực tế, bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân, từng bước nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức, lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Công tác PBGDPL đã và đang có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội tại vùng đồng bào DTTS&MN.
Theo Uỷ ban Dân tộc, dước đầu đã xây dựng được tài liệu hướng dẫn về kỹ năng PBGDPL để áp dụng chung, thống nhất cho các địa phương; từng bước xây dựng được các mô hình PBGDPL hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, tập quán, văn hóa truyền thống các DTTS. Nhận thức của các ủy Đảng, chính quyền địa phương về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL cho đồng bào DTTS ngày càng quan tâm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong đó, có sự lồng ghép nguồn lực với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng DTTS&MN ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Công tác PBGDPL đã giúp cán bộ và người dân hiểu, nhận thức đúng đắn, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình, từ đó, họ thực hiện pháp luật một cách tự giác, hạn chế dần tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết về pháp luật của đồng bào DTTS, đảm bảo phát huy hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, đồng thời, góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của đồng bào đối với pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Trung Hà
Ngọc Tuấn
Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền