Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/11/2012 - 07:05
LTS: Hôm nay (22/11), Thanh tra Chính phủ tổ chức buổi họp mặt nhân Kỷ niệm 67 năm Ngày Truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2012) và trao tặng các danh hiệu khen cao của Đảng, Nhà nước cho các tập thể, cá nhân, nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành, phát huy những thành tích đã đạt được, đoàn kết, ra sức thi đua, không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian tới. Báo Thanh tra trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn tại lễ kỷ niệm của đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh
- Kính thưa các đồng chí đại biểu;
- Thưa toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ dự họp mặt nhân Ngày Truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.
Trong không khí toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch năm 2012, tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong đó đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4; các Kết luận Hội nghị Trung ương 5, Trung ương 6 (khóa XI); thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020.
Hôm nay, Thanh tra Chính phủ tổ chức buổi họp mặt nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2012) và trao tặng các danh hiệu khen cao của Đảng, Nhà nước cho các tập thể, cá nhân, nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành, phát huy những thành tích đã đạt được, đoàn kết, ra sức thi đua, không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian tới.
Kính thưa các đồng chí!
Cách đây 67 năm, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt; ngày 23/11/1945 đã đánh dấu sự ra đời và trở thành ngày truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.
Trong suốt 67 năm xây dựng trưởng thành, hoạt động của ngành Thanh tra luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau như: Ban Thanh tra đặc biệt (1945 - 1949); Ban Thanh tra Chính phủ (1949 - 1954); Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (1955 - 1960); Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (1961 - 1983); Ủy ban Thanh tra Nhà nước (1984 - 1989); Thanh tra Nhà nước (1990 - 2004); Thanh tra Chính phủ (từ năm 2004 đến nay), nhưng ngành Thanh tra Việt Nam vẫn giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị thể hiện được vai trò nòng cốt trong đấu tranh xử lý vi phạm và giải quyết các bức xúc của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), các tổ chức thanh tra đã tập trung thanh tra việc thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức, huy động công dân tích cực phục vụ tiền tuyến, công tác quản lý tài chính ở một số cơ quan hậu cần quân đội, công tác thống nhất quản lý ngân sách, thu hồi các quỹ ở tỉnh thuộc liên khu Việt Bắc, liên khu IV...
Hoạt động thanh tra đã giúp Trung ương Ðảng và Chính phủ xem xét việc chấp hành chủ trương, chính sách ở bên dưới, ngăn ngừa những lệch lạc có thể xảy ra, đấu tranh chống các tệ nạn quan liêu, tham ô, lãng phí, củng cố tốt mối quan hệ trên dưới trong quân đội, mối liên hệ quân dân, góp phần đáng kể vào việc động viên nhân dân ra sức sản xuất, bảo đảm đời sống, huy động sức người, sức của cho tiền tuyến.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975), công tác thanh tra bám sát những nhiệm vụ cấp thiết, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo của Ðảng và Chính phủ trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc, chống Mỹ cứu nước ở miền Nam.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác thanh tra toàn miền Bắc tháng 4 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích tầm quan trọng của công tác thanh tra, yêu cầu các cấp chính quyền cũng như các cấp bộ Ðảng phải giúp đỡ cho cán bộ thanh tra làm tròn nhiệm vụ. Người chỉ rõ: Thái độ, phẩm chất của người thanh tra là phải có đạo đức cách mạng, cẩn thận, khách quan, công tâm, chống quan liêu; "thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới".
Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, ở miền Nam, các tổ chức thanh tra nhanh chóng được thành lập. Ngành Thanh tra tập trung thực hiện nhiệm vụ chống tiêu cực, chống quan liêu, cửa quyền nhằm phát hiện và xử lý các tiêu cực trong quản lý kinh tế và xã hội. Nhiều cuộc thanh tra chuyên đề về quản lý kinh tế - xã hội được triển khai, góp phần đáng kể vào việc khắc phục, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong các cơ quan Ðảng, Nhà nước và ngoài xã hội. Bên cạnh đó, ngành Thanh tra đã phát hiện những nhân tố mới, những điển hình mới trong phát triển kinh tế - xã hội để kiến nghị với Ðảng và Nhà nước nhân rộng và hoàn thiện chủ trương, chính sách.
Trong công cuộc đổi mới (từ năm 1986) và triển khai thực hiện Cương lĩnh Xây dựng đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (từ năm 1991), cùng với sự ra đời của một số văn bản quan trọng như Pháp lệnh Thanh tra và Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo, hoạt động của ngành Thanh tra ngày càng đi vào nền nếp. Ngành Thanh tra đã bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đã tập trung thanh tra làm rõ nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Nhiều vấn đề nổi lên trong quản lý điều hành của các cấp chính quyền và bức xúc của nhân dân được quan tâm giải quyết. Cùng với việc đẩy mạnh thanh tra phục vụ công cuộc đổi mới, ngành Thanh tra tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra để phù hợp với nhiệm vụ mới. Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng; hàng loạt nghị định hướng dẫn thi hành luật và nhiều nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ, ngành được ban hành tạo nên sự thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của ngành Thanh tra.
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011, ngành Thanh tra đã quan tâm đổi mới công tác thanh tra, toàn ngành đã triển khai trên 63.790 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm trên 64.900 tỷ đồng; trên 326.000 ha đất; kiến nghị thu hồi gần 31.625 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 13.480 cá nhân, 2.663 tập thể; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 557 vụ việc. Qua thanh tra, ngành Thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật, đồng thời kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý và trong ban hành chính sách, pháp luật. Kết quả thanh tra đã góp phần vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý được nhiều thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và hoàn thiện thể chế trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong năm 2012, ngành Thanh tra nói chung và Thanh tra Chính phủ nói riêng đã đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, nhất là trong công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, hoàn thiện thể chế.
Trong công tác thanh tra: Toàn ngành đã triển khai 88.904 cuộc thanh tra hành chính và tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 371.113 tổ chức, cá nhân, trong đó Thanh tra Chính phủ tiến hành 42 cuộc thanh tra. Đến nay, đã kết thúc và ban hành 23 kết luận; hoàn thiện kết luận thanh tra 10 cuộc; xây dựng báo cáo kết quả thanh tra 4 cuộc, đang tiến hành thanh tra 5 cuộc. Tổng hợp từ các cuộc thanh tra đã kết luận, đã phát hiện nhiều vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý sử dụng vốn, tài sản của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; trong hoạt động tín dụng, ngân hàng; trong thực hiện các chương trình, dự án, đầu tư xây dựng...; đã kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước số tiền trên 5.240 tỷ đồng, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 29.016 tỷ đồng và 5.910ha đất các loại, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 8 vụ việc.
Trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Ngành Thanh tra và Thanh tra Chính phủ đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp quan trọng để tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức trách nhiệm và kết quả, góp phần bảo đảm được tình hình an ninh trật tự, nhất là trong thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương và các Kỳ họp của Quốc hội khóa XIII. Các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp khoảng 327.300 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; trong đó có 4.230 lượt đoàn đông người, tiếp nhận 132.360 đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết 59.496/70.587 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ trên 84%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 96.790 triệu đồng, 84ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 215.557 triệu đồng, 132,3ha đất; minh oan cho 343 người; trả lại quyền lợi cho 2.960 người, kiến nghị xử lý hành chính 493 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 49 vụ việc với 56 người.
Thanh tra Chính phủ đã tổ chức tiếp công dân tại 2 Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 21.825 lượt công dân; 5.030 vụ việc; 541 lượt đoàn đông người, phân loại xử lý trên 14.260 đơn trong tổng số gần 14.690 đơn tiếp nhận; kiểm tra, xác minh 41/73 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát 513/528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài (đạt trên 97%).
Trong công tác phòng, chống tham nhũng: Ngành Thanh tra vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vừa thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phục vụ phòng, chống tham nhũng ở các ngành, lĩnh vực; đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Thanh tra Chính phủ đã tích cực tham mưu việc tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Luật Phòng, chống tham nhũng; trên cơ sở đó đề xuất các chủ trương, giải pháp mới và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động, Thanh tra Chính phủ đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế của ngành, trình Quốc hội khóa XIII Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các quy chế về quản lý, điều hành nội bộ nhằm tạo lập cơ sở pháp lý trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra nói chung và của Thanh tra Chính phủ nói riêng.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Ban Cán sự Đảng và Đảng ủy Thanh tra Chính phủ đã ban hành kế hoạch và triển khai kiểm điểm nghiêm túc, đến nay đã cơ bản hoàn thành kiểm điểm đến các cục, vụ, đơn vị; đang ở giai đoạn kiểm điểm tại các chi bộ và đảng viên.
Các mặt công tác khác như nghiên cứu khoa học thanh tra, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành Thanh tra, các hoạt động về thông tin, báo chí, tuyên truyền... cũng được tiến hành đồng bộ và hoạt động hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu.
Nhân ngày họp mặt hôm nay, chúng ta rất vui mừng và biểu dương các đồng chí được nhận khen thưởng của Đảng, Nhà nước và Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc, ghi nhận công lao đóng góp của các đồng chí vào sự nghiệp cách mạng của đất nước và của ngành trong những năm qua. Xin thay mặt toàn ngành chúc mừng các đồng chí.
Kính thưa các đồng chí!
Chặng đường xây dựng và trưởng thành của Thanh tra Việt Nam trong 67 năm qua rất đáng tự hào. Suốt chặng đường xây dựng và trưởng thành, nhiều tập thể và cá nhân của ngành Thanh tra vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều Huân, Huy chương và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 2010 Đảng và Nhà nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cho ngành Thanh tra Việt Nam.
Trong buổi gặp mặt hôm nay, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ, của ngành Thanh tra ý thức sâu sắc rằng để đạt được những thành tựu to lớn đó là nhờ sự quan tâm của Bác Hồ kính yêu, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cấp và đặc biệt là sự tin tưởng, giúp đỡ, ủng hộ, chia sẻ, đùm bọc của các tầng lớp nhân dân, đã đồng vai, sát cánh với thanh tra trên mặt trận giữ gìn trật tự, kỷ cương, phòng ngừa vi phạm, chống tiêu cực, tham nhũng.
Thành tựu 67 năm qua cũng nói lên sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của lớp lớp các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra, đã trung thành, tận tuỵ, gương mẫu, liêm khiết, khách quan, công tâm trong công tác.
Bên cạnh những thành tích và kết quả đạt được nêu trên, chúng ta cũng tự nhận thấy còn những hạn chế, tồn tại và còn nhiều việc chưa làm được. Sự phát triển của ngành Thanh tra nhìn chung vẫn chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, chưa đáp ứng hết yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, trong đó: Tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra và Thanh tra Chính phủ còn hạn chế; một số cuộc thanh tra kết thúc còn chậm, chất lượng kết luận chưa cao; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đạt tỷ lệ thấp; giải quyết khiếu nại, tố cáo còn kéo dài; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo chưa kiên quyết, triệt để; các biện pháp phòng ngừa triển khai còn hình thức, hiệu quả chưa cao; phát hiện và xử lý tham nhũng kết quả chưa cao, công tác xây dựng nội bộ còn một số mặt hạn chế, yếu kém, chất lượng một bộ phận cán bộ công chức còn chưa ngang tầm nhiệm vụ chính trị đặt ra.
Trong năm 2013, thanh tra các cấp, các ngành và các cục vụ đơn vị của Thanh tra Chính phủ cần bám sát định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp và chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung thanh tra tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cấp, các ngành, tập trung vào các lĩnh vực: Tài chính, ngân sách, ngân hàng, chứng khoán, quản lý tài sản công; xuất, nhập khẩu; quản lý thị trường vàng; quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng. Thanh tra thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…; việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ hai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó triển khai thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các nghị định hướng dẫn thi hành và Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư; giải quyết kịp thời trên 85% số vụ việc mới phát sinh, tổ chức thực hiện triệt để các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo; tập trung giải quyết cơ bản các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, triển khai có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); kế hoạch và Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo hướng đi vào thực chất; tăng cường thanh tra, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng; kiên quyết, kiên trì, quyết tâm thực hiện các giải pháp của Kết luận Trung ương 5 vì mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Thứ tư, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế cho tổ chức và hoạt động của ngành; sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo Nghị định mới; đổi mới cách thức chỉ đạo, điều hành; tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành, các cấp, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong công tác; ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có phẩm chất, trình độ, bản lĩnh, trung thành với Đảng, Nhà nước, tận tuỵ, gắn bó với nhân dân; tổ chức triển khai khắc phục những hạn chế, yếu kém qua kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ ra gắn với thực hiện tốt Chỉ thị số 345/CT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Kính thưa các đồng chí!
Với bề dày truyền thống lịch sử qua 67 năm phát triển và trưởng thành, ngành Thanh tra Việt Nam qua từng thời kỳ đã hoàn thành trọng trách của mình trước Đảng, trước nhân dân, để tiếp tục cống hiến và hoàn thành những nhiệm vụ cao cả trong thời gian tới. Tôi kêu gọi toàn thể cán bộ công chức, viên chức ngành Thanh tra tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết một lòng, tiếp tục phấn đấu vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong thời gian tới
Kính chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn.
(Tựa bài do Tòa soạn Báo Thanh tra đặt)
BTT
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.
Văn Thanh
20:01 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình