Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TP. Hồ Chí Minh: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền cho người tái hòa nhập cộng đồng

Thứ ba, 10/12/2019 - 01:49

(Thanh tra) - Tâm lý chung của những người sau cai nghiện khi trở về gia đình, hòa nhập cộng đồng là mặc cảm với quá khứ của mình. Tâm lý ấy không phải một sớm một chiều có thể giải toả được ngay. Nhưng nếu làm tốt khâu tư vấn, khâu đón tiếp họ trở về, thì sẽ tạo cho họ một niềm tin vào những tấm lòng nhân ái của cộng đồng, để xóa đi mặc cảm, làm lại cuộc đời.

Các học viên được tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp trong quá trình cai nghiện

Theo một số cán bộ chuyên trách về tư vấn, tiếp nhận hồ sơ của các trung tâm cai nghiện cho biết, hiện nay, công tác quản lý người sau cai tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện theo quy trình: các trung tâm gửi số lượng, danh sách dự kiến đề xuất về UBND quận, huyện trước 3 tháng. Sau khi nhận danh sách của các trung tâm, UBND và Ban chỉ đạo 318 quận huyện xây dựng kế hoạch tiếp nhận người sau cai được tái hòa nhập cộng đồng; và chỉ đạo UBND, Công an phường, xã, thị trấn lập hồ sơ, xác minh danh sách quản lý, giúp đỡ người sau cai; đồng thời gửi danh sách được xác minh đó về Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, trung tâm (chậm nhất 7 ngày sau khi UBND quận, huyện nhận được danh sách).

Đây là một quy trình hết sức chặt chẽ, nên cách tiến hành không thể ồ ạt mà cần có kế hoạch cụ thể, cân nhắc từng hoàn cảnh, trường hợp và phải được kiểm soát, quản lý nghiêm, thường xuyên để người sau cai được tái hòa nhập cộng đồng tránh được nguy cơ tái nghiện, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Theo quy trình này, Thành phố xét giải quyết cho người sau cai tái hòa nhập cộng đồng với những người đủ điều kiện và có đủ thời gian cai, có nhiều chuyển biến tích cực, cam kết không tái nghiện.

Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị bàn giao và tiếp nhận, nên những sau cai về địa phương được nhập hộ khẩu ngay, được lập sổ quản lý theo dõi sức  khỏe định kỳ, thử test đột xuất và điều quan trọng là họ được quan tâm tới việc học nghề, tạo việc làm phù hợp để vươn lên trong cuộc sống. Một cán bộ chuyên trách của Trung tâm Bình Đức cho biết, tâm lý chung của người sau cai khi trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng là mặc cảm với quá khứ của mình. Tâm lý ấy không phải một sớm một chiều có thể giải toả được ngay. Nhưng nếu làm tốt khâu tư vấn, khâu đón tiếp họ hồi gia thì sẽ tạo cho họ một niềm tin vào những tấm lòng nhân ái của cộng đồng, để xóa đi mặc cảm, làm lại cuộc đời.

Hiện nay, với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP, hầu hết các phường, xã, thị trấn đều có cán bộ chuyên trách về công tác tái hòa nhập cộng đồng. Thông qua đó, nhiều địa phương đã tạo điều kiện cho người sau cai vay vốn; tạo việc làm; hoặc tổ chức các tuyên truyền viên giáo dục đồng đẳng cùng chia sẽ kinh nghiệm chống tái nghiện… như Q3; phường Đa Kao (Q1).

Các học viên sau cai nghiện, trước khi hòa nhập cộng đồng đều được học nghề tại các trung tâm cai nghiệp của TP.HCM (ảnh dạy nghề may công nghiệp tại Trung tâm Nhị Xuân).

Nói chung người sau cai được đón nhận về với gia đình, cộng đồng một cách thật chu đáo thấm đậm chất nhân ái, trong sự đùm bọc chia sẻ, giúp đỡ của không chỉ các đoàn thể, tổ dân phố mà của cả cộng đồng, khiến nhiều người hồi gia vô cùng xúc động.

Nhiều người sau cai chia sẻ rằng, những ngày tháng ở Trung tâm, qua học tập rèn luyện họ mới nhận thức ra được chân giá trị của cuộc sống và khi được trở về với gia đình, họ lại càng cảm động, thấm thía hơn tình yêu thương của người thân, gia đình và cộng đồng dành cho họ, nên họ quyết tâm sống cho thật xứng đáng với sự tin yêu ấy.

Với sự quan tâm và nỗ lực của các ngành chức năng, các cấp chính quyền, đoàn thể và cả cộng đồng đến nay nhiều người sau cai đã có việc làm, ổn định cuộc sống, vượt lên số phận một cách tự tin.

Có được kết quả ấy là nhờ các trung tâm luôn đẩy mạnh công tác tư vấn, tham vấn, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người sau cai tái hòa nhập cộng đồng để họ tự biết mình phải làm gì, phải tự tin khi hội nhập với xã hội, để hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghiện; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tâm lý và kiến thức cho gia đình, thân nhân, tạo điều kiện giúp con em mình vững vàng vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND TP chỉ đạo công an các cấp phải chủ động đấu tranh trấn áp các đối tượng mua bán chất ma túy, triệt phá các tụ điểm mua bán ma túy. Tập trung, đưa các đối tượng nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh, tạo môi trường lành mạnh cho cộng đồng. Giao trách nhiệm cho phòng nội vụ các quận, huyện nhanh chóng tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ để sẵn sàng tiếp nhận, quản lý người sau cai khi họ tái hòa nhập cộng đồng.

Đặc biệt, các trạm y tế, hội chữ thập đỏ tổ chức quản lý, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, tư vấn, tham vấn cho người tái hòa nhập cộng đồng các vấn đề liên quan đến dịch bệnh, nhất là HIV/AIDS…Có thể nói đây là một cuộc “dọn đường” để cho những người sau cai trở về tái hòa nhập cộng đồng một cách an toàn nhất, một cuộc ra quân tổng lực vừa quyết liệt vừa đầy tình nhân ái của lãnh đạo TP và của cả cộng đồng dành cho những con người một thời lầm lạc, nay đã “sáng mắt, sáng lòng”, quyết làm lại cuộc đời tươi sáng hơn.

Hoàng Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm