Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực hiện Chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Vị Xuyên (Hà Giang): Tạo đà cho sự phát triển bền vững

Hải Lâm

Thứ năm, 07/11/2024 - 16:34

(Thanh tra) - Nằm ở phía nam của tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 83,91% dân số toàn huyện. Những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, mang ý nghĩa chính trị to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Người dân xã Kim Thạch chăm sóc đàn bò được hỗ trợ từ Chương trình phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Ảnh: Biện Luận

Với nhiều nỗ lực, huyện đã từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các chương trình phát triển đi vào thực tiễn và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế

Nhằm tạo động lực cho sự phát triển của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Vị Xuyên đã thực hiện nhiều chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia.

Huyện đã triển khai các nội dung của 10 dự án thành phầ, nội dung bao phủ hầu hết các mặt của đời sống như: Đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, và các dịch vụ xã hội cơ bản.

Kết quả, hệ thống giao thông liên kết vùng được đầu tư và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của người dân với 100% xã có đường ô tô đến trung tâm thôn. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97,2%, 96,5% hộ dân nông thôn có nước hợp vệ sinh.

Cùng với đó, nhiều chương trình, phương án phát triển kinh tế trong vùng đồng bào DTTS được triển khai hiệu quả như: Thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng sản phẩm OCOP, phát triển cây chè Shan tuyết, quế, thảo quả, chăn nuôi hàng hóa, và cải tạo vườn tạp.

Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tiêu biểu như: 49 mô hình do thanh niên DTTS làm chủ với thu nhập bình quân 250 triệu đồng/năm; 39 mô hình của Hội Cựu chiến binh; 48 mô hình của Hội Nông dân; và 99 mô hình của Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Huyện vị Xuyên bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 thuộc Tiểu dự án 2, dự án 5, Chương trình mục tiêu Quốc gia. Ảnh:Vi Quyền

Thực hiện chính sách an sinh xã hội và phát triển giáo dục

Huyện Vị Xuyên đặc biệt quan tâm đến chính sách an sinh xã hội và đảm bảo chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số. Giai đoạn 2019 - 2024, huyện đã hỗ trợ xây dựng hệ thống các trường nội trú và bán trú, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học cho 380.303 lượt học sinh. 100% trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường và thụ hưởng đầy đủ các chế độ theo đúng quy định. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 6 - 14 đến trường đạt 99,9%, cho thấy sự cải thiện đáng kể về cơ hội học tập của trẻ em dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, mạng lưới y tế địa phương cũng được củng cố và nâng cao. Đến nay, toàn huyện có 24 xã, thị trấn có bác sĩ và đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 3.926 lao động nông thôn, trong đó, trên 95% là người DTTS, góp phần tạo điều kiện để người dân có việc làm ổn định và nâng cao thu nhập.

Các hộ dân xã Ngọc Minh được hỗ trợ Tec nước và đã đưa vào sử dụng hiệu quả. Ảnh: Ngọc Thơ

Phát huy bản sắc văn hóa và tinh thần đoàn kết

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, huyện Vị Xuyên chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn. Huyện đã trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử và văn hóa, thành lập Hội nghệ nhân dân gian tại các xã, thị trấn, đồng thời, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng.

Các lễ hội đặc sắc được phục dựng và duy trì, tạo không gian văn hóa gắn kết cộng đồng. Huyện cũng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay đã có 70% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 82% thôn, tổ dân phố đạt tiêu chí văn hóa.

Những nỗ lực này không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương mà còn nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ tại cơ sở được phát triển rộng khắp và đa dạng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu và thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, tang, lễ hội, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng nông thôn mới.

Người dân thôn Minh Thành, xã Trung Thành chăm sóc đàn bò được đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia. Ảnh: Thu Biên

Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được huyện Vị Xuyên quan tâm sâu sắc. Đội ngũ đảng viên là người DTTS không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2019 - 2024, huyện đã kết nạp 747 đảng viên là người DTTS, chiếm 69,29% tổng số đảng viên được kết nạp.

Tỷ lệ cán bộ người DTTS trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 chiếm 61,64%, ở cấp xã đạt 77%. Đến nay, đội ngũ cán bộ người DTTS chiếm 43,64% ở cấp huyện và 73,83% ở cấp xã, cho thấy vai trò quan trọng của cán bộ DTTS trong việc lãnh đạo và thực hiện các chính sách dân tộc.

Với những chính sách phát triển đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm còn 22,12%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm từ 4 - 6% mỗi năm. Những nỗ lực này không chỉ giúp đồng bào DTTS nâng cao đời sống mà còn khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong thời gian tới, huyện Vị Xuyên sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình phát triển bền vững, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và khơi dậy tiềm năng văn hóa - du lịch để biến nơi đây thành một điểm sáng về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Hà Giang.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm