Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường dịch vụ để thu hút người cai nghiện tự nguyện

Thứ hai, 23/12/2019 - 15:05

(Thanh tra) - Nếu như ở một số nơi, các cơ sở cai nghiện dù thực hiện nhiều biện pháp lách luật, ban hành cơ chế đặc thù nhưng cũng không thu hút được học viên, thì ở Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng lại là một câu chuyện hoàn toàn ngược lại.

Các học viên ngoài tham gia liệu trình điều trị, học nghề, lao động sản xuất, còn được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao

Ông Dương Đức Thành, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng cho biết, số lượng người bệnh tự nguyện đến với Cơ sở ngày càng tăng với con số cai năm sau luôn cao hơn năm trước trên 40%. Giai đoạn 2016 – 2018, đơn vị đã tiếp nhận 1.237 lượt học viên đến cai nghiện tự nguyện, thời gian cai ít nhất là 6 tháng và nhiều nhất là 36 tháng. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2019, có 404 lượt học viên. Từ tháng 3/2019, tỉnh đã dừng tiếp nhận học viên là người ngoại tỉnh do vi phạm quy chế nhiều lần.

Để thu hút học viên, Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng đã mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình cai nghiện sang mô hình cung cấp dịch vụ, với trọng tâm là đáp ứng nhu cầu chính đáng của cộng đồng và bản thân người nghiện. Từ đó, chức năng và phương thức hoạt động của cơ sở cũng thay đổi: từ chức năng cai nghiện bắt buộc sang cơ sở đa chức năng, từ phương thức cai nghiện bắt buộc sang phương thức cai tự nguyện là chủ yếu, với triết lý: không cai trị người đi cai nghiện, mà phải phục vụ nhu cầu cai nghiện, phải là nơi cung cấp và đáp ứng nhu cầu cai nghiện ngày càng lớn của cộng đồng...

Để mô hình mới vận hành hiệu quả, thì Cơ sở cũng phải thay đổi về cơ chế hoạt động sang cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự, tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhiệm vụ được giao. Với bộ máy tổ chức nhân sự phù hợp, công tác tổ chức, quản lý tốt nên hiệu quả công việc cũng tăng lên rõ rệt. Có nhiều ngày, Cơ sở chỉ có 12 người làm việc, nhưng vẫn quản lý tốt số học viên lên đến 360 người

Từ mô hình cai nghiện thuần túy chuyển sang mô hình cung cấp dịch vụ, hiện nay, Cơ sở cung cấp 2 nhóm dịch vụ, gồm: nhóm dịch vụ cơ bản ( chăm sóc y tế, nâng cao trình độ học vấn, bảo đảm an toàn, khôi phục nhân cách – tinh thần, hòa nhập cộng đồng) và nhóm dịch vụ hỗ trợ (bố trí việc làm tại chỗ, giải trí – giao lưu, bảo đảm về đời sống, hỗ trợ sau cai nghiện, hỗ trợ cá nhân thực hiện một số nhu cầu chính đáng).

Các dịch vụ được hình thành trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu và sở thích của các học viên. Dù là học viên cai nghiện bắt buộc hay tự nguyện, thì đều được sử dụng các dịch vụ này như nhau, sử dụng dịch vụ nào thì trả tiền cho dịch vụ đó, ngược lại, tham gia công việc nào thì được trả thù lao cho công việc đó.

Bên cạnh đó, Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng còn tổ chức khảo sát sự hài lòng của học viên và thân nhân học viên về chất lượng từng dịch vụ; đánh giá về thái độ phục vụ của từng viên chức cung cấp dịch vụ theo định kỳ 6 tháng/lần đối với học viên và 12 tháng/lần đối với thân nhân. Kết quả khảo sát được xử lý trên cơ sở giải trình các các cá nhân cung cấp dịch vụ, có so sánh kết quả kỳ trước, là căn cứ tham khảo để sắp xếp, đánh giá cán bộ.

Đồng thời, Cơ sở cũng ban hành Bộ công cụ tiếp nhận và xử lý phản hồi của người sử dụng dịch vụ; thành lập Tổ phản biện của học viên để phản ánh kịp thời chất lượng dịch vụ, qua đó, đề xuất những điều chỉnh cần thiết;

Để cộng đồng biết thông tin, từ đó chủ động tìm đến, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tại đây, Cơ sở rất chú trọng công tác truyền thông, tư vấn để quảng bá thông tin, hình ảnh về Cơ sở để thu hút người nghiện và gia đình.

Như vậy, chính từ việc thay đổi cách nhìn nhận về hoạt động cai nghiện thuần túy thành các dịch vụ phục vụ người cai nghiện, lắng nghe nguyện vọng của người thân và gia đình, chấp nhận phản biện để điều chỉnh giải pháp chính là những yếu tố tạo nên sức hút thu hút người nghiện ma túy tự nguyện đến cai nghiện với số lượng ngày càng đông tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng.

Cũng nhờ vậy, ở đây không còn bất ổn về an ninh trật tự, không bị ám ảnh về chống đối, bỏ trốn, từ đó, đội ngũ bảo vệ, quản lý học viên chỉ chiếm tỷ lệ dưới 20% tổng số đội ngũ nhân viên.

Nguồn thu sự nghiệp luôn cao hơn kinh phí tự chủ do ngân sách cấp, tạo điều kiện tăng thu nhập cho viên chức, tăng đầu tư cho các hoạt động phát triển sự nghiệp. Đây chính là hiệu quả và thành công để các Cơ sở cai nghiện ma túy khác có thể học tập kinh nghiệm cho công tác cai nghiện của đơn vị mình.

Hoàng Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm