Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/11/2020 - 06:31
(Thanh tra)- Là thành phố tập trung đông dân cư với số lượng lớn người dân từ các tỉnh khác về làm việc, sinh sống nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, kéo theo việc cung ứng thực phẩm đa dạng cả về chủng loại và số lượng mặt hàng không chỉ được sản xuất, chế biến tại Hà Nội mà còn được nhập từ các tỉnh khác xung quanh.
Thanh tra gần 71.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn Hà Nội được UBND TP chỉ đạo các ban, ngành tăng cường. Nhờ đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về ATTP của chủ các cơ sở. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2020, công tác kiểm soát ATTP tiếp tục được tăng cường và quản lý chặt hơn nữa.
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, 9 tháng năm 2020, 935 đoàn kiểm tra, thanh tra toàn TP, trong đó 10 đoàn thành phố, 78 đoàn quận, huyện, thị xã và 847 đoàn xã, phường, thị trấn đã ra quân kiểm tra, thanh tra toàn diện lĩnh vực ATTP trên địa bàn.
Riêng các đoàn liên ngành và chuyên ngành y tế đã kiểm tra được gần 71.000 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố, trong đó 1.306 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền phạt gần 4,8 tỷ đồng; tiêu hủy sản phẩm vi phạm của 108 cơ sở và gần 9.000 cơ sở bị nhắc nhở.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra, TP đã khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm... ưu tiên nhập và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc và có nhân viên hướng dẫn cho người tiêu dùng cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua điện thoại thông minh. Do vậy, cả người tiêu dùng và các cơ quan chức năng đều dễ dàng giám sát nguồn gốc hàng hóa.
Các vi phạm về vệ sinh, ATTP thường xảy ra tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, chưa tuân thủ thực hiện đúng các quy định về ATTP, thậm chí sử dụng nguồn nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, công tác quản lý ATTP trên địa bàn TP cũng gặp không ít khó khăn như đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP ở các tuyến còn thiếu so với khối lượng và yêu cầu của công việc, cùng với đó, công tác chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn còn chưa quyết liệt và thường xuyên.
Theo nhận định, những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp cận lễ Tết, vấn đề ATTP sẽ rất nóng. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao sẽ kéo theo nhiều nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong đó đáng lo ngại là mặt hàng thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc. Nếu không kiểm soát tốt thì tình trạng mất ATTP sẽ diễn biến phức tạp.
Nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm được UBND TP Hà Nội đặt ra, đó là chủ động tổ chức giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường và các vùng sản xuất trên địa bàn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin vi phạm pháp luật về ATTP qua đường dây nóng để kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm.
Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và chịu trách nhiệm về ATTP của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, đặc biệt đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo đảm ATTP. Triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm ATTP, phòng, chống ngộ độc thực phẩm, kế hoạch cảnh báo nhanh sự cố về ATTP trên toàn TP.
Bên cạnh đó, triển khai các chương trình, dự án, mô hình điểm về ATTP, phát triển các vùng rau an toàn, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, quản lý các chợ, siêu thị…
Đặc biệt, TP tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm ưu tiên nhập và kinh doanh các mặt hàng có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm và có nhân viên hướng dẫn cho người tiêu dùng cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua công nghệ thông tin như điện thoại thông minh...
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm định kỳ
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, những tháng cuối năm 2020, TP Hà Nội sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hậu kiểm định kỳ, đột xuất, kiểm nghiệm, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP. Đồng thời, kiên quyết xử lý vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật, chú trọng thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, cơ sở kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm về ATTP. Đẩy mạnh tiến độ thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, TP Hà Nội luôn xác định tuyên truyền là biện pháp quan trọng hàng đầu trong công tác bảo đảm ATTP. Với các nội dung tập trung vào quy định của pháp luật về ATTP; hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mức xử phạt vi phạm về ATTP nhằm nâng cao ý thức cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, phân phối trong lĩnh vực thực phẩm cũng như trang bị kiến thức cho người dân để tự bảo vệ mình, tránh sử dụng phải những thực phẩm “bẩn” gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Ngoài ra, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, TP cũng sẽ tăng cường sử dụng các xe chuyên dụng kiểm nghiệm nhanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại các chợ, siêu thị…
Ban Chỉ đạo công tác ATTP TP Hà Nội cũng khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm… ưu tiên nhập và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc và có nhân viên hướng dẫn cho người tiêu dùng cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua điện thoại thông minh. Từ đó, để người dân dễ dàng truy xuất và tiếp cận được các sản phẩm an toàn, chất lượng đã được cơ quan chức năng kiểm định.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông, báo chí với cơ quan quản lý Nhà nước để tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương và TP trong công tác ATTP; kịp thời phản ánh tình hình thực hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước; thông tin nhận biết thực phẩm an toàn, quy trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn, các điểm bán hàng an toàn để người dân biết, vận dụng trong cuộc sống hàng ngày đồng thời thông tin các địa chỉ các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, chế biến vi phạm ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, phòng tránh cũng như giám sát.
Tuyên truyền gương các đơn vị, doanh nghiệp làm tốt công tác đảm bảo ATTP, biểu dương kịp thời các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn đồng thời có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý