Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/10/2013 - 13:41
(Thanh tra)- Các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng tác động mạnh đến ngành Trồng trọt. Dự báo lo ngại nhất là nguy cơ mất 7,6 triệu tấn lúa/năm vào năm 2100 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Sử dụng thuốc BVTV, phân bón đúng cách là một giải pháp ứng phó với BĐKH của nông dân. Ảnh: Tràng An
Theo báo cáo lần thứ 4 về BĐKH của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Đặc biệt, ngành Trồng trọt vừa là đối tượng chịu tác động vừa là nguồn tác động gây ra các phát thải nhà kính. Nước biển dâng có thể làm mất đất và nhiễm mặn nhiều ở ĐBSCL và sông Hồng. Tổng sản lượng sản xuất trồng trọt có thể giảm từ 1 - 5%; năng suất các cây trồng chính có thể giảm đền 10%, đặc biệt với sản xuất lúa. Trong trường hợp thời tiết cực đoan có thể mất mùa hoàn toàn do bão lụt, hạn hán và ngập úng, nhiễm mặn. Các dự báo cho thấy, đến năm 2100, vựa lúa ĐBSCL có nguy cơ mất 7,6 triệu tấn/ năm, tương đương với gần 41% tổng sản lượng lúa của cả vùng.
Nước biển dâng cao cũng làm mặn xâm nhập sâu hơn vào nội địa, khả năng có đến 2,4 triệu ha đất bị nước biển xâm nhập, nhiều diện tích chuyên trồng lúa 2 vụ/năm sẽ không thể sản xuất được do mặn tràn vào nếu mực nước biển dâng cao 1m. Hiện nay mức độ nhiễm mặn trên 4 phần nghìn đã lấn sâu vào 30 - 40km tại một số nơi của ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng.
Mặt khác, sản xuất trồng trọt cũng gây ra phát thải nhà kính đặc biệt là trong canh tác lúa nước (75% lượng phát thải CH4 trong ngành Trồng trọt có nguồn gốc từ sản xuất lúa nước). Việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm với hiệu lực thấp, sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp, canh tác bất hợp lý gây xói mòn, rửa trôi đều gây ra phát thải khí nhà kính.
Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cho rằng, BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành Trồng trọt, rõ ràng nhất là giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh. Trong khi đó, áp lực dân số, kéo theo các nhu cầu về lương thực ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có những giải pháp "thông minh" để hoàn thiện chính sách với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp.
Theo đề xuất của các chuyên gia, thế giới đang cùng nhau ứng phó với BĐKH bằng các giải pháp cùng có lợi và các giải pháp không ân hận. Về bản chất đó là các giải pháp thông minh mà ngay cả khi BĐKH xảy ra chậm hơn và không cực đoan như dự báo vẫn có lợi. Các giải pháp đó bao gồm đồng thời cả thích ứng và giảm thiểu. Tức là giảm tác động tiêu cực của BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp
Trên quy mô toàn quốc, toàn ngành cần tái cơ cấu sản xuất trồng trọt theo hướng chiến lược, lâu dài ứng phó với BĐKH. Đối với các quy mô đồng ruộng, quy mô địa phương cần hành động ngay để các biện pháp canh tác, phương thức sản xuất nông nghiệp đa mục tiêu như an ninh lương thực, tăng thu nhập nông hộ và giảm phát thải. Theo đó, các phương pháp sản xuất có ý nghĩa giảm phát thải bao gồm tiết kiệm đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính và cố định các-bon. Cũng cần tính đến các giải pháp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trước BĐKH. Đặc biệt là, làm rõ tính hiện đại trong sản xuất trồng trọt phù hợp với điều kiện nước nhà.
"Bên cạnh quy hoạch tổng thể lại vùng sản xuất chiến lược, trước mắt cần tính đến các giải pháp chọn giống ngắn ngày, các giống mới có tính năng thích ứng cao (hạn, mặn, sâu bệnh - các giải pháp 3 trong 1, 4 trong 1). Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và các vật liệu bón mới, thay đổi các biện pháp canh tác cơ cấu cây trồng. Đồng thời, tái sử dụng và sử dụng đa mục tiêu tất cả các sản phẩm của ngành Trồng trọt. Một mặt nâng cao tính cạnh tranh cao trong sản phẩm trồng trọt, mặt khác nâng thu nhập bền vững cho nông dân", ông Phạm Đồng Quảng nhấn mạnh.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang