Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/11/2013 - 11:13
(Thanh tra) - Những năm gần đây, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quang Bình đang “nóng” lên.
Ông Phạm Mậu Tài cho rằng, giải pháp hỗ trợ sản xuất với diện tích đất đang có như hiện nay của người dân chưa giải quyết tình trạng thiếu ăn, xóa đói giảm nghèo bèn vững. Ảnh: Thảo Nguyên
Kết quả khảo sát tại 7 xã của 4 huyện (Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Minh Hóa) cho thấy, có 3/6 xã nghiên cứu người dân thiếu đất ở và tới 6/6 xã thiếu đất rừng sản xuất, trong có các xã tình trạng thiếu đất sản xuất trầm trọng và khá gay gắt như xã Trường Sơn có tới 45% số hộ thiếu đất; xã Lâm Thủy 46%; xã Thượng Trạch 93%...
Quỹ đất do UBND các xã quản lý hầu hết cũng không có hoặc có với tỷ lệ rất thấp. Các xã Ngân Thủy, Lâm Thủy hoàn toàn không có quỹ đất để giao cho người dân. Xã Trường Sơn có khoảng 1.608 ha đất rừng nhưng diện tích để giao cho người dân trồng rừng lại không có do chủ yếu là rừng tự nhiên chỉ có thể để khoanh nuôi bảo vệ.
Trong khi đó, người dân đều có nhu cầu được cấp thêm đất sản xuất, chiếm đến 93%. “Thiếu đất sản xuất là nguyên nhân căn bản dẫn đến thiếu việc làm, thiếu nguồn thu nhập của người dân miền núi và đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thiếu đất đã dẫn đến tình trạng nghèo đói tại các địa phương, đồng thời kéo theo những hệ lụy gây ra mâu thuẫn, tranh chấp, chặt phá rừng tự nhiên khai thác gỗ trái phép…”, ông Phạm Mậu Tài, Giám đốc Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo huyện Quảng Ninh nhấn mạnh.
Ông Hoàng Văn Tân, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp để tháo gỡ tình trạng thiếu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy đã giải quyết được một bước nhưng tiến độ giao đất trên thực địa còn rất chậm. Diện tích đất được giao sau khi thu hồi chưa phù hợp với đề xuất của UBND các xã, phần lớn diện tích đất bóc tách giao cho người dân sử dụng, quản lý đều là đất rừng kiểu đặc trưng, đất được giao xa khu dân cư, đất được giao có diện tích núi đá….
Rà soát, bóc tách từng loại đất
Đồng tình với báo cáo, kết quả khảo sát, nhiều đại biểu cho rằng, nhu cầu sử dụng đất của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh mang tính tất yếu và ngày càng trở nên cấp thiết.
Theo ông Hoàng Văn Tân, để giải bài toán thiếu đất sản xuất cho người dân tộc thiểu số, cần ưu tiên và hỗ trợ khai hoang đất sản xuất, rà soát và thu hồi đất của các lâm trường đang quản lý trên địa bàn nhưng kém hiệu quả để giao lại cho những hộ thiếu dân. “Cần có chính sách phù hợp đối với việc giao đất, giao rừng, đặc biệt là nâng mức khoán trồng rừng, bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho đồng bào bảo đảm nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất lâm nghiệp”, ông Hoàng Văn Tân nói.
Nhóm nghiên cứu khảo sát cũng khuyến nghị, cần có những nghiên cứu, xây dựng phương án cụ thể theo điều kiện thực tế từng xã, từng thôn bản, xác định đúng diện tích, loại đất phù hợp. Quá trình rà soát, quy hoạch và giao đất rừng cần có sự tham gia của người dân để bảo đảm sự đồng thuận của cộng đồng trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng, rất rừng hiệu quả.
Sau khi giao đất rừng sản xuất đi đôi với công tác tuyên truyền, vận động cũng cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật chăm sóc rừng cho người dân hay xây dựng các mô hình trồng rừng để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đặc biêt là những hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số điều kiện kinh tế khó khăn, không có khả năng đầu tư và đa số các xã ở xa nguồn cung cấp giống.
Ngày 20/7/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về “một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”. Trong 5 năm thực hiện Quyết định số 134 (2005 - 2010), trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đồng bào dân tộc thiểu số đã được hỗ trợ 468,5ha đất sản xuất, giải quyết đất suản xuất cho 1.050 hộ/2.568 hộ thiếu đất sản xuất. Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Bình tiếp tục thu hồi 3.460ha đất lâm nghiệp của các lâm trường để giao đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ dân sống gần rừng như Ngân Thủy 109,9ha; Trường Sơn 2.112,3ha… Tuy nhiên, việc giao đất trên thực địa khó khăn gấp nhiều lần so với giao đất trên hồ sơ. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định. Đơn vị đã thực hiện tốt việc tổ chức quản lý, chữa trị, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, tạo việc làm, lao động trị liệu cho người nghiện ma túy.
Đức Tài
11:04 13/12/2024(Thanh tra) - Trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp cuối năm 2024 của HĐND TP Đà Nẵng (ngày 12/12), các đại biểu đã thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng; trong đó có những bất cập trong quản lý đô thị.
N. Phê
10:24 13/12/2024Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành