Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/11/2013 - 13:09
(Thanh tra)- Đó là quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ Rừng với PV Báo Thanh tra.
GS. TS Nguyễn Ngọc Lung. Ảnh: Hữu Oanh
+ Thưa GS, việc mở rộng diện tích rừng cao su đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến rừng tự nhiên?
- Phát triển cây cao su không ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, nếu như không xâm phạm đến diện tích rừng tự nhiên đã được quy hoạch quản lý bền vững. Nếu lấy đất rừng để trồng cao su thì phải phá rừng. Làm theo cách này thì ta đang "bơi ngược” trào lưu thế giới, khi mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ các hiệp ước, công ước quốc tế về bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là trong giai đoạn hạn chế tác động của biến đổi khí hậu như hiện nay.
+ Ông có thể phân tích về hiện trạng trồng cao su ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua?
- Ngày 3/6/2009, Chính phủ có Quyết định số 750/QĐ-CP giao chỉ tiêu quy hoạch phát triển cao su tới năm 2015 và 2020. Tuy nhiên, lúc này các tỉnh đã ồ ạt phá rừng để trồng cao su.
Tính đến năm 2011, cả nước đã trồng đươc 915 nghìn ha cao su. Riêng, khu vực Tây Nguyên đã trồng thêm trên 100 nghìn ha. Việc tự phát trồng cao su quá mức tại các tỉnh Tây Nguyên khiến những xã rừng khộp tại tỉnh Gia Lai lấy hết rừng để trồng cao su như: Xã Ia-Pút có đến 9 dự án, xã Ia-Blư có 6 dự án; tại tỉnh Đắk Lắk, xã Ea T’Mốt có 7 dự án… Như vậy, còn bao nhiêu đất đai buôn làng cho người dân bản địa sinh sống.
Ở Tây Nguyên chỉ có rừng khộp sống được trong hoàn cảnh 5 tháng hạn không mưa, 2 tháng mưa úng nước, đất khô cằn, cỏ cháy hàng năm nên đa phần thuộc loại rừng nghèo kiệt (trữ lượng gỗ <100 m3/ha). Vì điều kiện lập địa rừng khộp khác xa với sinh thái cao su, thế mà không trồng thử nghiệm thì chưa chắc sao su đã sống, nếu sống cũng chưa chắc đã cho nhựa (mủ), như tại các xã nêu trên. Việc phá rừng này không chỉ huỷ hoại hệ sinh thái rừng khộp, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống và đến văn hóa sống truyền thống của đồng bào các dân tộc tại chỗ, nhất là họ không được tham gia lao động trong các dự án cao su như cam kết của của chủ đầu tư.
+ Trước “sự đã rồi”, GS có khuyến nghị gì về các giải pháp để gỡ khó?
- Việc chặt rừng tự nhiên trồng cao su của các tỉnh Tây Nguyên không những "bơi ngược” dòng thế giới, mà việc trồng tự phát của các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, chuyên môn cũng không khác gì phong trào phá rừng trồng cà phê 20 - 30 năm trước của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên khi giá thị trường lên cao.
Từ thực tế này rút ra kinh nghiệm làm kinh tế từ cây cao su không thể theo phong trào được. Điều đầu tiên, người trồng phải nắm được quy trình kỹ thuật, nếu tại vùng dân tộc thiểu số chưa biết cách làm, thậm chí là không biết chữ thì Nhà nước phải tìm cách chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và phải có cán bộ khuyến lâm nằm tại chỗ giúp đỡ cho họ.
Trồng cao su bao giờ cũng phải trồng thử nếu sinh trưởng được, ra nhựa và chất lượng nhựa tốt thì mới tiếp tục trồng. Sau đó phải tính toán được các điều kiện: Đầu tư, bán được nhựa, đưa ra các chỉ tiêu kinh tế, lãi ròng, mỗi ha/năm có thể nuôi được bao nhiêu người? Từ năm thứ 7 mới được khai thác, năm thứ 15 mới hoàn vốn và từ năm thứ 16 trở đi là lãi... Như vậy, phải tính toán được những điều kiện này thì mới nên đầu tư. Việt Nam không làm theo quy trình này kể cả khi đồng loạt phát triển ra vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung bộ. Việc vài năm nay giá cao su thế giới đang giảm, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chỉ là Trung Quốc, nhà đầu tư và cơ quan quản lý càng phải cân nhắc kỹ.
Cùng với đó, giải pháp hiệu quả là phải quy hoạch vùng sinh thái tối ưu của mỗi tỉnh (dành cho những người dân đồng bào dân tộc thiểu số), vùng có thể phát triển tuy còn vài hạn chế, nhưng vẫn bảo đảm lãi thì dành cho các doanh nghiệp mạnh để đầu tư khoa học công nghệ. Vùng rộng lớn hơn không phù hợp cho cao su thì dành cho loài cây khác hay sử dụng đất vào mục đích có lợi hơn.
Thêm nữa, cần tính toán đến phát triển cao su lấy gỗ (hiện gỗ cao su là loại gỗ đắt nhất thế giới). Tuy nhiên, việc này cần đi kèm với cam kết sản xuất quản lý bền vững thì sẽ được các tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FM). Có được chứng chỉ này thì đồ gỗ cao su Việt Nam có thể vào bất cứ thị trường nào trên thế giới, như 4 nông trường cao su tại Đông Nam bộ (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) đạt được năm 2011.
+ Xin trân trọng cảm ơn GS!
Những năm trước, nhiều doanh nghiệp lập dự án trồng cao su trên diện tích phá rừng tự nhiên đã phải cam kết sẽ trồng lại rừng khác nếu trồng cao su thất bại và ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ. Tuy nhiên, năm 2011, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thì khá nhiều chủ đầu tư chỉ cam kết suông. Nhiều doanh nghiệp nói đủ vốn để đầu tư, nhưng khi thực hiện thì làm đến đâu thiếu vốn đến đó. Riêng tỉnh Đắk Lắk đã đình chỉ 38 dự án vì các lý do này. |
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý