Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Huy động các nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy

Thứ bảy, 14/12/2019 - 16:23

(Thanh tra) - Hiện cả nước có 105 cơ sở cai nghiện công lập, công suất theo thiết kế cho hơn 54.000 người cai nghiện. Tính đến tháng 4/2019, các cơ sở đang điều trị, cai nghiện cho 38.441 người nghiện. Tình hình người nghiện ma túy diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ, đặc biệt có sự thay đổi về loại ma túy sử dụng.

Các phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, tính chất phạm tội ít nguy hiểm, thời gian chất hành án còn ít, sẽ có cơ hội được làm việc tại các cơ sở liên kết với trại giam, góp phần làm gia tăng cơ hội việc làm cũng như khả năng tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân

Gần đây, các vụ buôn bán ma túy với hình thức tinh vi diễn biến phức tạp và với số lượng lớn nhất từ trước tới nay. Nếu như ở giai đoạn 2010-2017, những chất ma túy buôn bán vào Việt Nam chủ yếu là nhóm Opiat (có nguồn gốc từ thuốc phiện), chiếm 90%, đặc biệt là khu vực phía Bắc, thì hiện nay, các nhóm đối tượng đã chuyển sang buôn bán, sử dụng ma túy tổng hợp lên tới 70-75%.

Việc sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần gây nên biểu hiện rối loạn tâm thần, mất kiểm soát. Ở các tỉnh phía Nam và Tây Nam Bộ, tỷ lệ này lên đến 90-95%. Đáng chú ý, tình trạng người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại chất ma túy ngày càng phổ biến, dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng.

Một số cơ sở cai nghiện ở các tỉnh, thành phố phía Nam có nguy cơ quá tải, điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp, đã xảy ra các trường hợp học viên bỏ trốn hàng loạt. Trong khi, công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng gặp nhiều khó khăn

Để nâng cao hiệu quả việc cai nghiện ma túy, ngoài việc các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng hệ thống các quy định về dự phòng nghiện ma túy theo chuẩn quốc tế về dự phòng nghiện. Cần phải tranh thủ các nguồn lực, tăng cường hợp tác quốc tế để ứng dụng các phương pháp cai nghiện hiện đại, hiệu quả vào các cơ sở cai nghiện trong nước.

Đồng thời, các địa phương cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, triển khai cập cập dữ liệu về phòng chống tệ nạn xã hội vào phần mềm, tạo ra sự thống nhất về số liệu thống kê, phục vụ tốt cho công tác quản lý dữ liệu về người nghiện, công tác phân tích, thống kê và đánh giá kết quả thực hiện …

Hiện nay, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI), đang hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình “tăng cường hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi với người tham gia cai nghiện ma túy”. Mục tiêu nhằm tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật, y tế, xã hội và cộng đồng trong hỗ trợ tiếp cận và tuân thủ các dịch vụ phù hợp với người sử dụng ma túy tại cộng đồng, nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, giảm tỷ lệ tái nghiện, vi phạm pháp luật do tác động của ma túy, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ở người sử dụng ma túy.

Mô hình đã triển khai tại 2 thành phố lớn là Hà Nội (thí điểm tại quận Long Biên và Nam Từ Liêm), và TP. Hồ Chí Minh (thí điểm tại quận 4, Bình Thạnh và quận 1). Đối tượng chuyển gửi bao gồm tất cả người sử dụng ma túy mà công an phát hiện được trên địa bàn; người đang trong quá trình xem xét áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc tại trung tâm; người nghiện ma túy sau cai, sau ra tù.

Hoàng Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm