Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ năm, 07/09/2023 - 10:44
(Thanh tra) - Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 5 đến hết tháng 08/2023, các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành xử lý hơn 11 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Trong đó, có 3,55 triệu thuê bao đã bị khóa, 7,55 triệu thuê bao đã bị khóa 1 chiều, 2 chiều hoặc thu hồi về kho số.
Ông Nguyễn phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: Hoàng Nam
Tính đến hết ngày 31/8, các doanh nghiệp viễn thông đã hoàn thành 100% việc rà soát, xử lý, chuẩn hóa, khóa 1 chiều, khóa 2 chiều đối với 8,6 triệu thuê bao do đứng tên trên 10 sim (trong đó có 3,6 triệu thuê bao có cam kết chuẩn hóa dữ liệu, hơn 5 triệu sim đã bị khóa 1 chiều, 2 chiều và thu hồi)
Đối với các thuê bao phát triển mới, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các nhà mạng phải đảm bảo là các thuê bao thực, thông tin của người đăng ký phải trùng với thông tin trên cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.
Hiện nay, 3 doanh nghiệp viễn thông lớn ở nước ta là Vinaphone, Mobifone và Viettel đã thực hiện kết nối và đối soát trực tuyến với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, đảm bảo các thông tin của thuê bao phát triển mới là thông tin đúng.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông chưa đủ điều kiện để kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, việc đối soát được thực hiện mỗi tháng 1 lần, nếu thuê bao nào có thông tin chưa chính xác thì phải thực hiện chuẩn hóa thông tin lại theo quy trình hiện nay.
Song song với việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, các doanh nghiệp đồng thuận triển khai giải pháp “voice brandname” để đảm bảo tất cả các doanh nghiệp quảng cáo khi thực hiện cuộc gọi sẽ hiển thị thông tin về doanh nghiệp không chỉ với các thuê bao cùng mạng, mà cũng hiển thị khi gọi đến các thuê bao của nhà mạng khác. Hiện nay, các doanh nghiệp quảng cáo lớn đã thực hiện thành công giải pháp này. Từ đó, định danh doanh nghiệp qua các cuộc gọi và giảm thiểu hiện tượng lừa đảo, mạo danh, đồng thời giúp cho người nhận cuộc gọi dễ dàng nhận diện và lựa chọn việc nghe hay không nghe đối với các cuộc gọi không mong muốn.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, hàng tháng có khoảng 1,5 triệu sim mới được đưa ra thị trường, trong đó, có 3 nhà mạng lớn là Vinaphone, Mobifone và Viettel chiếm 85% số thuê bao phát triển mới. 3 nhà mạng này đã kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, nên nếu thông tin kê khai trùng khớp thì mới kích hoạt sim được, nếu không trùng khớp, thì không cấp mới được.
Tuy nhiên, dù các nhà mạng đã hoàn thành việc đối soát thông tin thuê bao di động, thực tế vẫn còn tình trạng đứng tên hộ tên đối với các thuê bao di động, data, do quy định mỗi người được đứng tên cho 03 thuê bao, nhiều đại lý đã lợi dụng điều này để đăng ký cho nhiều sim điện thoại, data và bán ra cho người dân, nên vẫn tạo ra những sim không chính chủ.
Hiện nay, việc mua được sim đã kích hoạt sẵn vẫn khá dễ dàng vì 80% trong số 1,5 triệu sim phát hành ra hàng tháng là được phát hành bởi các đại lý, còn lại là qua các kênh chuỗi cửa hàng uy tín.
Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, các nhà mạng phải đánh giá được trách nhiệm của mình trong việc để cho các đại lý tạo ra các thuê bao rác và cần phải tậptrung phát triển thuê bao mới dựa vào các kênh chuỗi bán hàng uy tín để tao ra những thuê bao thực. Các nhà mạng đã cam kết với Bộ sẽ dừng hợp tác với các đại lý phát triển thuê bao không chính chủ và chuyển hướng sang các chuỗi bán hàng uy tín.
Về việc xử lý tin nhắn rác và tin nhắn lừa đảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng các đối tượng tổ chức thực hiện rất tinh vi.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện thí điểm tại các cơ quan Nhà nước, khi thực hiện cuộc gọi đến người dân thì thông tin định danh sẽ hiển thị trong cuộc gọi, các đối tượng giả mạo cơ quan nhà nước muốn thực hiện hành vi lừa đảo sẽ không thể có thông tin định danh này.
Các nhà mạng đã đầu tư xong giải pháp về kỹ thuật, trong tháng 9 này sẽ triển khai thực hiện tại các địa phương
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thực hiện cuộc gọi quảng cáo cũng phải đăng ký để hiển thị thông tin (voice brand name). Bộ sẽ yêu cầu tổ chức đội ngũ thanh tra tại các địa phương, để tăng cường thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện có các cuộc gọi quảng cáo mà không đăng ký hiển thị thông tin định danh thì sẽ bị xử phạt.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.
Trần Trung
17:51 22/11/2024(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền