Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất miễn các khoản đóng bảo hiểm cho ngành Giáo dục trong 6 tháng đầu năm

Thứ năm, 19/03/2020 - 11:17

(Thanh tra) – Đó là 1 trong những đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) gửi Thủ tướng Chính phủ để ứng phó với dịch Covid-19.

Các cơ sở giáo dục rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và các giải pháp cụ thể để từng bước khắc phục hậu quả. Ảnh: LP

Theo Bộ GDĐT, trước ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay và đang diễn biến hết sức phức tạp tại Việt Nam, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được Bộ GDĐT triển khai tích cực, đã đạt được những kết quả bước đầu.

Bộ GDĐT đã ban hành kịp thời 22 văn bản chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục đại học thực hiện phòng và chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời đã ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung về khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Theo đó, năm học 2019 - 2020, đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên lùi lại và thời gian kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020; thi trung học phổ thông quốc gia từ ngày 8/8 đến 11/8/2020.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, giải pháp, Chỉ thị số 11/CT-TTg của Chính phủ để đồng hành, giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở giáo dục quốc dân.

Hiện nay, hệ thống các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đã chủ động triển khai công tác giảng dạy, đào tạo online, E-learning để giảm bớt việc tập trung đông người, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Một số cơ sở đào tạo có chính sách ưu đãi, giảm 15-20% học phí cho toàn bộ học sinh, sinh viên để chia sẻ gánh nặng với người học góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên và phụ huynh.

Tuy nhiên, dưới sự tác động của dịch Covid-19, các cơ sở giáo dục đang gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại lớn và các ảnh hưởng tiêu cực khó lường khác. Mặc dù học sinh, sinh viên không đến trường, lớp nhưng các cơ sở giáo dục vẫn phải duy trì hệ thống và các chi phí vận hành, chi phí thuê mặt bằng, trả lương, nộp BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, chi phí đầu tư xây dựng, khấu hao, thuế, các chi phí khác… nhất là đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, bình quân từ 15-20 tỷ đồng/tháng cho mỗi trường đại học ngoài công lập.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài như hiện nay, hệ thống các cơ sở giáo dục rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và các giải pháp cụ thể để từng bước khắc phục hậu quả đồng bộ từ Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Bộ GDĐT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục quốc dân như miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019 và miễn các khoản thuế phát sinh trong quý 1 và 2 năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.

Để giảm bớt chi phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục, Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan xem xét miễn BHXH, BHYT, BHTN đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong quý 1 và 2 năm 2020.

Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có gói tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất 0% áp dụng cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ngoài công lập vay với mục đích duy trì hoạt động thường xuyên (chi trả lương, chi phí thuê mặt bằng, điện, nước, chi phí vận hành khác) nhằm có nguồn vốn chi trả hoạt động và để người lao động yên tâm công tác, tiếp tục có động lực, niềm tin đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.

Các nhà mạng, đài phát thanh, truyền hình có chính sách hỗ trợ (miễn phí, giảm giá) về đường truyền, phần mềm kết nối phát miễn phí cho toàn bộ các cơ sở giáo dục để tổ chức dạy, học trực tuyến nhằm hạn chế tập trung đông người mà vẫn truyền đạt được kiến thức cho người học.

Đồng thời, xem xét chỉ đạo Bộ Tài chính hỗ trợ chi phí vệ sinh phòng dịch, tiêu độc, khử trùng đối với toàn bộ các cơ sở giáo dục để giảm các chi phí phát sinh trong công tác phòng, chống bệnh Covid-19. Mức hỗ trợ áp dụng trên đầu học sinh hiện có và theo số lượng phòng học/điểm trường theo phân cấp ngân sách.

Xem xét bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các Sở GDĐT tổ chức xây dựng bài giảng điện tử, trực tuyến dùng chung. Nhằm khuyến khích, đa dạng phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp với điều kiện dịch bệnh và nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, cơ sở giáo dục rà soát các khó khăn, vướng mắc, thiệt hại trong ngành Giáo dục để tổng hợp, báo cáo với Chính phủ và kịp thời đề xuất các giải pháp.

Lê Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm