Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cuộc sống người dân khó khăn vì dự án thuỷ điện “treo”

Thứ ba, 27/03/2018 - 06:33

(Thanh tra)- Sau 8 năm triển khai dự án thủy điện Hồi Xuân, huyện Quan Hóa người dân di dời để nhường đất cho dự án. Tuy nhiên, hiện nay hơn 50 hộ dân bản Sa Lắng, xã Thanh Xuân vẫn chưa được bố trí đất tái định cư khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Nhà dân ở tạm bợ khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Ảnh: VT

Cuộc sống bị đảo lộn

Dự án thủy điện Hồi Xuân thuộc xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã được triển khai thi công từ năm 2010, với tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102MW bao gồm 3 tổ máy có sản xuất lượng điện trung bình 432,61 triệu kWh/năm. Thế nhưng, từ khi thủy điện Hồi Xuân bắt đầu xây dựng đến nay, cuộc sống của bà con 7 xã với 2.346 hộ nằm trong vùng dự án ảnh hưởng đã bị đảo lộn, họ sống trong tình trạng ở không được, đi không xong. Nhiều ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn không giám sửa, vì đã nằm trong diện phải di dời.

Ông Hà Thanh Nghị, một người dân bản Sa Lắng, xã Thanh Xuân bị ảnh hưởng bức xúc: “Sau khi triển khai thi công dự án thuỷ điện Hồi Xuân từ năm 2010 nhưng đến năm 2014, Hội đồng giải phóng mặt bằng đến họp dân và thống nhất đền bù để chúng tôi chuyển sang nơi ở mới, nhường đất để xây dựng thủy điện thì chúng tôi chẳng sửa sang nhà cửa gì nữa. Chúng tôi cứ nghĩ chỉ một năm nữa sẽ được đến nơi ở mới, có ai ngờ đến bây giờ mặt bằng vẫn chưa làm xong".

Một thực trạng nữa dễ nhận thấy là có hàng chục căn nhà cũ ở không được, ruộng vườn thì bị hoang hoá do không sản xuất, cuộc sống của bà con vùng bị ảnh hưởng giờ chỉ dựa vào tiền đền bù giải phóng mà không biết xoay sở vào đâu.

Chị Hà Thị Thanh cho biết: Ruộng vườn chúng tôi có đấy, nhưng vì nằm trong diện đền bù nên đành bỏ hoang, chỉ mong sao sớm làm xong mặt bằng lên chỗ ở mới ổn định để làm ăn. Chứ cả ngày không làm gì chỉ có mấy đồng đền bù để làm nhà tiêu mãi cũng hết.

Cách nhà chị Thanh không xa là nhà anh Hà Văn Hưng, nằm gần sông nhất nên phải di dời từ khi thủy điện bắt đầu xây dựng. Do chưa có nơi ở mới nên cả gia đình anh Hưng phải đi thuê nhà ở.

Anh Hưng nghẹn ngào: “Do chưa làm được mặt bằng để sang nơi ở mới nên nhà tôi phải thuê nhà ở. Ông bà tôi thì ở với cậu mợ; còn mấy đứa thì tôi thuê cho nó ở gần trường để đi học. Vợ chồng tôi thuê nhà ở gần đấy để ở, chờ có mặt bằng để làm nhà mới. Do phải thuê nhà nên những con vật nuôi trong nhà phải bán hết giờ đây ngoài số tiền được đền bù để làm nhà mới ra, người dân ở đây không biết trông chờ vào đâu". 

Ông Cao Thanh Bình, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sa Lắng cho biết: “Cả bản có 53 hộ nằm trong diện di dời. Trong đó có 5 nhà phải di dời khẩn cấp nên phải thuê nhà để ở. Đa số những ngôi nhà trong bản đều xuống cấp, cần phải sửa chữa. Tuy nhiên, do nhà thuộc diện di dời nên không ai giám bỏ tiền ra sửa”.

Được biết, bản Sa Lắng có diện tích tự nhiên hơn 47.000m2, dân cư ở bản đều là người Thái. Kinh tế chủ yếu của họ là cây luồng và những nương hoa màu và đánh cá ở sông Mã. Từ khi đắp đập xây dựng thủy điện đến nay, nước dâng lên cao ngập hết ruộng vườn nên dân không canh tác được. Không những vậy, dòng nước cũng trở nên hung dữ và mạnh mẽ hơn nên chẳng ai giám xuống sông đánh cá.

Mong mỏi có đất làm nhà

Quan sát khu tái định cư dành cho người dân bị ảnh hưởng bởi thuỷ điện Hồi Xuân cho thấy, hiện tại nơi đây chỉ là một bãi đất trống, mọi hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng đều đã tạm dừng.

Một người dân cho biết: Đơn vị thi công khu tái định cư triển khai làm rất chậm, làm được một thời gian ngắn lại nghỉ một thời gian dài. Chờ đợi đến giờ phút này chúng tôi cũng chẳng biết khi nào mới được chuyển về đây, rồi cũng chẳng biết điện, nước sạch chúng tôi sẽ lấy ở đâu để dùng.

Toàn bộ bản Sa Lắng, xã Thanh Xuân với 53 hộ dân, 280 nhân khẩu cũng nằm trong diện phải di dời tập trung sang khu tái định cư mới. Thế nhưng, cũng từ đó đến nay, khu tái định cư mới của người dân bản Sa Lắng chỉ là một khu đất trống, mới thi công được phần đất nền. Nhìn tổng thể mặt bằng khu tái định cư mới có một phần diện tích với nền đất đá tự nhiên, còn phần lớn là đất từ nơi khác chở đến san lấp. Khiến nền đất rất yếu nếu sảy ra lũ lụt hoặc mưa bão.

Ông Cao Văn Định, cán bộ địa chính xã Thanh Xuân cho biết: “Trong toàn xã có 141 hộ phải di dời. Bản Sa Lắng có 53 hộ di dời theo diện tái định cư, còn các bản khác, ít hơn nên di dời tự do. Nguyên nhân tái định cư ở Sa Lắng chậm là do việc san lấp để chia mặt bằng cho dân chậm nên chưa thể di dời được. Những hộ dân nằm trong diện di dời chỉ được nhận tiền đền bù giá trị tài sản trên đất và tiền hỗ trợ di dời tài sản. Số diện tích đất ở mới sẽ được cấp mỗi một hộ 400m2.

Ông Cao Thanh Bình - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sa Lắng cho biết thêm: “Từ khoảng tháng 4/2015, chúng tôi nhận được thông báo của cấp trên là phải di dời toàn bộ bà con trong bản để phục vụ cho dự án thủy điện Hồi Xuân. Toàn bộ bà còn đều nhất trí đồng thuận, hợp tác nhường đất để phục vụ dự án. Từ trước đến giờ đời sống bà con nơi đây cũng đang rất vất vả, khi được nghe giới thiệu về khu tái định cư mới ổn định hơn, tập trung hơn với đầy đủ các công trình công cộng khang trang bà con đều rất vui mừng. Thế nhưng ai ngờ đâu, từ đây cũng là lúc đời sống của người dân càng thêm phần khó khăn, không biết đến khi nào thì chúng tôi mới có đất xây dựng nhà cửa để ổn định cuộc sống".

Dự án Thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102MW bao gồm 3 tổ máy, sản lượng điện trung bình 432,61 triệu kWh/năm. Dự án bắt đầu triển khai thi công từ năm 2010. Dự tính tổng diện tích mặt bằng trả cho bản Sa Lắng để tái định cư là 47.881,1m2. Trong đó đất xây dựng nhà là 40.643,2m2. Tuy nhiên đến nay, dự án mới chỉ đạt được 60% kế hoạch mà nguyên nhân chủ yếu trong quá trình triển khai, do khó khăn trong việc vay vốn từ phía ngân hàng Trung Quốc. Tháng 10/2014, dự án được chuyển giao từ Công ty Thủy điện Hồi Xuân - Vneco, thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (trực thuộc Bộ Công thương) cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Sản xuất Xây dựng Đông Mê Kông, đơn vị sẽ tham gia với tư cách cổ đông nắm giữ 90% cổ phần để cùng đầu tư hoàn thiện dự án.

Văn Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm