Theo dõi Báo Thanh tra trên
Theo Mạnh Minh (TTXVN/Vietnam+)
Thứ năm, 18/02/2021 - 20:38
Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan của Bộ hỗ trợ tỉnh tập trung nguồn lực để làm nhanh, thần tốc việc xét nghiệm này và cho biết thêm, nếu Hải Dương có yêu cầu, Hà Nội sẽ hỗ trợ việc truy vết, xét nghiệm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại cuộc làm việc sáng 18/2 tại huyện Cẩm Giàng. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)
Ngày 18/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Hải Dương và làm việc với tỉnh Hải Dương.
Đoàn công tác đã kiểm tra các khu cách ly tập trung tại Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Huệ và Trường Mầm non Cẩm Phúc; kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kuroda Kagaku Việt Nam (Khu Công nghiệp Phúc Điền) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hitachi Cable Việt Nam (Khu Công nghiệp Tân Trường) tại huyện Cẩm Giàng.
Đoàn kiểm tra công tác điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 ở Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh, Bệnh viện dã chiến số 2 ở Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và Bệnh viện dã chiến số 3 tại Đại học Sao Đỏ cơ sở 2 ở thành phố Chí Linh.
"Cơ hội vàng" cho Hải Dương dập dịch
Đến ngày 18/2, dịch COVID-19 tại Hải Dương đã bước sang ngày thứ 23. Cách đây hai ngày, tỉnh Hải Dương đã thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tại buổi làm việc chiều 18/2, đánh giá về đợt dịch COVID-19 lần này tại Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định: “Làn sóng COVID-19 thứ ba này tại Hải Dương là rất khác so với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng và một số tỉnh khác. Đây là chủng virus biến thể kiểu Anh với tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều. Bên cạnh đó, việc dịch xảy ra tại một đơn vị sản xuất với hàng ngàn công nhân, việc di chuyển của công nhân sau thời gian làm việc rất lớn. Vì thế, đây là gánh nặng rất lớn của Hải Dương.”
Thứ trưởng đánh giá, thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã quyết liệt, nhanh chóng và chủ động trong phòng, chống dịch, đã huy động toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó có lực lượng cán bộ viên chức nhà nước, công an, quân đội, sinh viên các trường y dược.
Hải Dương đã thực hiện nhanh, quyết liệt các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, của Thủ tướng Chính phủ, mới đây là việc di chuyển các điểm cách ly đông và giao quân đội quản lý các điểm này. Hải Dương đã làm tốt công tác truy vết và điều tra dịch tễ.
Về việc triển khai các biện pháp cách ly xã hội của Hải Dương, Thứ trưởng đánh giá: “cơ bản an tâm ở việc cách ly của Hải Dương. Tất cả đều thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg.”
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh: “Việc thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg là biện pháp cực kỳ quan trọng, đây là "cơ hội vàng" của Hải Dương để ngăn chặn sự lây lan của dịch. Không thể để lãng phí. Điều này cần được quán triệt tới từng thôn, từng người dân. Mong mọi người duy trì tinh thần giãn cách này liên tục để đạt mục tiêu."
Đồng tình với nhận định về “cơ hội vàng” để dập dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, Hải Dương đã qua ngày thứ ba thực hiện Chỉ thị về cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và tỉnh cần phải tận dụng cơ hội này, bền bỉ, quyết liệt hơn nữa trong 11 ngày còn lại.
Cho rằng hiện nay một số huyện và thành phố đã cơ bản yên tâm nhưng theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, tỉnh Hải Dương vẫn phải hết sức lưu ý về nguy cơ dịch ở Công ty Kuroda Kagaku (Cẩm Giàng) và ở thành phố Hải Dương.
Về một số nhiệm vụ Hải Dương cần tập trung trong thời gian tới để dập dịch nhanh, hiệu quả, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị tỉnh cần tăng tốc việc xét nghiệm và đảm bảo có kết quả ngay trong 24 giờ sau khi lấy mẫu.
Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan của Bộ hỗ trợ tỉnh tập trung nguồn lực để làm nhanh, thần tốc việc xét nghiệm này và cho biết thêm, nếu Hải Dương có yêu cầu, Hà Nội sẽ hỗ trợ việc truy vết và xét nghiệm.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị giãn bệnh nhân ở hai bệnh viện dã chiến là Bệnh viện Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương và Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh sang bệnh viện dã chiến số 3 ở Trường Đại học Sao Đỏ để "chia lửa" với các cơ sở điều trị hiện nay.
Để đạt mục tiêu kép vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh như chỉ đạo của Thủ tướng, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, tỉnh Hải Dương cần có Chỉ đạo để các doanh nghiệp đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng tình huống xử lý khi có ca mắc COVID-19; trách nhiệm của doanh nghiệp trong đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại khu cách ly tập trung Trường Mầm non Cẩm Phúc (huyện Cẩm Giàng). (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định, Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ Hải Dương về nhân lực cho trong giám sát dịch tễ, điều trị, xây dựng hướng dẫn tiêu chí an toàn trong các bệnh viện, các cơ sở sản xuất.
Bộ sẽ cung cấp nhanh nhất hỗ trợ Hải Dương trong việc tăng cường các trang thiết bị, đồ bảo hộ... đảm bảo an toàn cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, tính đến việc điều chuyển từ các đơn vị y tế khác.
Chạy đua từng giờ để dập dịch
Theo Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng, hiện nay, Hải Dương đang chạy đua từng giờ từng phút để dập dịch. Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg toàn tỉnh và “Chỉ thị 16+” tại Cẩm Giàng và Chí Linh. Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, ngay từ đầu, khi dịch mới bùng phát, tỉnh Hải Dương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt và nhanh chóng, bám sát chỉ đạo của Bộ Y tế: truy vết nhanh, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, khoanh vùng thật gọn.
Ngày 27/1, Chí Linh có ca mắc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử POYUN Việt Nam. Ngày 28/1, mặc dù trong thời gian diễn ra Đại hội XIII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cử Bí thư Thành ủy Chí Linh về địa phương trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch.
Đồng thời, từ Hà Nội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã hội ý và ban hành Chỉ thị số 10 trong đó yêu cầu phong tỏa thành phố Chí Linh, thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg đối với toàn tỉnh Hải Dương từ trưa ngày 28/1. Tiếp đó, đến ngày 5/2, tỉnh tiếp tục ra quyết định phong tỏa huyện Cẩm Giàng. Ngày 16/2, toàn tỉnh thực hiện cách ly xã hội...
Theo người đứng đầu tỉnh Hải Dương, khó khăn với Hải Dương trong đợt chống dịch COVID-19 lần này là “Quả bom COVID-19 ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử POYUN Việt Nam tích tụ từ lâu nên khi bùng phát nên rất khó kiểm soát.”
Theo ông Thăng, hầu hết các ca xuất hiện sau này đều xuất phát từ ổ dịch này. Đối mặt sự cố y tế lớn như thế, tỉnh không tránh khỏi lúng túng ban đầu. Nhưng sau đó, với sự trợ giúp của Bộ Y tế, tỉnh đã đẩy mạnh về công suất xét nghiệm đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khẳng định: Đến nay, Hải Dương đang từng bước kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Ở Chí Linh, cơ bản đã yên tâm. Các địa phương còn lại đang chủ động kiểm soát tình hình. Hiện tại, tỉnh đang tập trung cao điểm cho “mặt trận” Cẩm Giàng. Hiện tỉnh đã thành lập một tổ công tác đặc biệt “nằm vùng,” thực hiện “đóng băng” Cẩm Giàng, dồn mọi nguồn lực cho dập dịch ở đây.
Những ngày tới, Hải Dương quyết liệt thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, coi đây là chìa khóa để dập dịch; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Phát huy tốt Tổ COVID cộng đồng, tăng cường lực lượng để lấy mẫu xét nghiệm và xét nghiệm diện rộng đối với một số nơi ở Cẩm Giàng và thành phố Chí Linh, trả kết quả trong vòng 24 giờ. Tỉnh đã yêu cầu các doanh nghiệp xét nghiệm cho người lao động, đảm bảo khi người lao động có kết quả âm tính mới sản xuất.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết đến nay, các nơi cách ly đều đã giao quân đội quản lý. Tỉnh tiếp tục tiến hành giãn người trong các khu cách ly.
Về công tác điều trị, ngày 19/2, Hải Dương sẽ đưa Bệnh viện dã chiến số 3 vào hoạt động để giảm tải cho hai bệnh viện hiện nay.
Để chuẩn bị cho “hậu chống dịch”, đưa sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động bình thường, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khẳng định tỉnh sẽ xây dựng các tiêu chí hướng dẫn các doanh nghiệp trong thực hiện phòng, chống dịch để khi quay trở lại sản xuất phải thực sự an toàn.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương cho biết, đến 15 giờ ngày 18/2, tỉnh đã ghi nhận 576 ca mắc COVID-19 tại 12/12 huyện, thị xã, thành phố.
Địa bàn tỉnh có 5 ổ dịch lớn: thành phố Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Nam Sách và thành phố Hải Dương. Hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguồn lây nhiễm của chùm ca mắc tại cộng đồng ở thành phố Hải Dương là bệnh nhân 2278 đã lây nhiễm từ bệnh nhân 1734, từ đó lây cho những người trong gia đình và người giúp việc.
Hải Dương đã lấy 105.000 mẫu xét nghiệm, trong đó riêng công nhân các khu công nghiệp ở huyện Cẩm Giàng là trên 18.863 mẫu. Tất cả các mẫu lấy trong công nhân trong khu công nghiệp đến nay cơ bản đều âm tính, chỉ còn khoảng 1.500 mẫu chờ kết quả.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên