Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thu hồi, tiêu hủy “Rượu nếp 29 Hà Nội” trên toàn quốc

Thứ bảy, 07/12/2013 - 21:33

(Thanh tra) – Liên tiếp từ ngày 29/11 đến ngày 6/12 đã xảy ra 4 trường hợp ngộ độc thực phẩm (NĐTP) cấp dẫn đến tử vong do uống “Rượu nếp 29 Hà Nội” có nồng độ methanol vượt quá cao so với mức cho phép, do Cty Cổ phần Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội, sản xuất tại địa chỉ 40 Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Ảnh minh họa

Thu hồi và tiêu hủy khẩn cấp "rượu độc" khắp cả nước

Để phòng ngừa khẩn cấp nguy cơ NĐTP do sản phẩm trên, Cục An toàn thực phẩm có văn bản số 2741/ATTP-NĐ gửi đến các cơ quan, ban, ngành phối hợp tổ chức chỉ đạo và triển khai các biện pháp xử lý khẩn cấp đối với sản phẩm trên.

Theo đó, thông báo khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng sản phẩm “Rượu Nếp 29 Hà Nội” của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10/2013 gây NĐTP để cảnh báo cho cộng động.

Đồng thời, yêu cầu nhà sản xuất dừng ngay lập tức việc sản xuất, lưu thông sản phẩm “Rượu Nếp 29 Hà Nội” sản xuất ngày 12/10/2013 tại cơ sở sản xuất; kiểm kê, niêm phong sản phẩm đang bảo quản trong kho; báo cáo ngay mạng lưới, địa điểm phân phối của công ty; thông báo khẩn cấp kiểm kê sản phẩm (số lượng nhập, bán, tồn) và thu hồi về kho của đại lý, nhà phân phối và chuyển về kho của công ty trước ngày 12/12/2013; phối hợp với cơ quan chức năng tiêu hủy sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.

Cục cũng đề nghị tổ chức giám sát, kiểm tra việc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm và báo cáo về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 15/12/2013 trên khắp cả nước

Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định an toàn thực phẩm của Công ty và công khai trên các phương tiện thông tin theo đúng quy định và tiến hành tiếp tục kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm khác của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội.

Lượng methanol cao gấp 2000 lần so với mức độ cho phép

Từ ngày 29/11 đến ngày 05/12 xảy ra 03 vụ NĐTP, tổng số người mắc là 09 người, tử vong tại chỗ 01 người, đi viện 06 người. Trong 06 người đi viện có 03 người đã tử vong (01 người tử vong trên đường vận chuyển đến bệnh viện và 02 người tử vong tại bệnh viện), nâng số người tử vong lên tổng cộng 4 người.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh đã điều tra, lấy được 2 mẫu rượu dư trong 2 vụ NĐTP, kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho thấy hàm lượng Methanol cao từ 82,4 – 99,2 % thể tích/l ethanol 100o (xét nghiệm theo phương pháp UV-VIS).

Đồng thời, các đơn vị chức năng đã tiến hành truy xuất nguồn gốc 10 mẫu rượu độc lập khác (trong đó 5 mẫu trên thị trường và 5 mẫu của Đại lý cấp 1 tại tỉnh Quảng Ninh), kết quả kiểm nghiệm cho thấy 1/1 mẫu ngày sản xuất 12/7/2013 và 1/1 mẫu ngày sản xuất 12/8/2013 có hàm lượng methanol nhỏ hơn 0,05 % thể tích/l ethanol 100o. Còn 8/8 mẫu ngày sản xuất 12/10/2013 đều cho kết quả hàm lượng methanol trên 80 % thể tích/l ethanol 100o, các mẫu dương tính này trùng với mẫu rượu dư của 2 vụ NĐTP trên.


Trong khi đó, hàm lượng methanol cho phép trong rượu nhỏ hơn hoặc bằng 0,05. Cũng tức là, hàm lượng methanol thực tế trong “Rượu nếp 29 Hà Nội” cao gấp gần 2000 lần so với mức độ cho phép.


Rượu chứa lượng lớn methanol ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người


Methanol trong rượu gây ngộ độc theo hai phương thức là ngấm vào não bộ và gây ức chế bộ phận này. Cách thứ hai và cũng là cách thức nguy hại nhất là Methanol chuyển thành aldehyd tạo ra formaldehyd (còn gọi formon). Chất này là một chất siêu độc và siêu mạnh với cơ thể. Nó là nguyên nhân gây đau đầu và mệt mỏi sau khi uống rượu, gây bại não. Đây cũng chính là chất hủy hoại gan siêu cường. Đáng sợ nhất là làm tế bào bị chết, cơ thể vì thế mà tử vong.


Methanol là một chất độc, thường gặp trong dung môi để lau kính xe, làm dung dịch mực in cho máy photocopy, nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, được coi như là một chất dung môi công nghiệp. Methanol có thể xuất hiện trong nhiều chế phẩm như sử dụng làm dung dịch tẩy rửa, làm lạnh hay sản xuất sơn…


Methanol được điều chế bằng nhiều cách như chưng cất khí đốt từ cây gỗ hoặc than, các nguồn khí đốt khác, nguồn sinh khối (biogas), từ khí CO2 trong không khí hay khí đốt hóa thạch… nó có đặc điểm không màu, không mùi và là loại hóa chất độc hại có thể gây tử vong.


Các bệnh nhân trong các vụ ngộ độc từ 29/11 đến ngày 05/12 tại Quảng Ninh, đều có triệu chứng xuất hiện từ 14 giờ đến 17 giờ sau khi uống rượu với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn khan, kèm theo mệt mỏi toàn thân, đặc biệt xuất hiện dấu hiệu mờ mắt, nhìn như có sương mù trước mặt, thậm chí có bệnh nhân nhìn chỉ thấy toàn màu trắng. 


Methanol được pha vào rượu để giảm giá thành, tăng dung tích rượu. Tuy nhiên, chất này cực độc nếu uống vào. Với những loại rượu đạt  tiêu chuẩn thì Methanol phải được khử với hàm lượng dưới 0,1mg Methanol trong mỗi lít, nếu vượt quá giới hạn này sẽ trở thành một loại rượu độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, như gây hiện tượng ngộ độc cấp tính. Nếu tình trạng diễn ra lâu dài, cơ thể sẽ tích lũy lượng methanol trong người gây ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể như gan, thần kinh, mù mắt, thậm chí dẫn đến ung thư và tử vong.
Việt Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm