Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thách thức mang thai ở tuổi vị thành niên

Thứ ba, 05/11/2013 - 13:23

(Thanh tra) - Chiều 4/11, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) phối hợp với Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương công bố báo cáo Tình trạng Dân số thế giới năm 2013. Báo cáo cho thấy, mang thai ở tuổi vị thành niên, hay làm mẹ khi còn chưa trưởng thành là một vấn đề lớn trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà hàng năm có 7,3 triệu em gái sinh con trước khi tròn 18 tuổi.

Theo báo cáo, trong số 7,3 triệu ca sinh này thì có khoảng 2 triệu ca là các bà mẹ dưới 14 tuổi. Các bà mẹ chưa trưởng thành này sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về mặt sức khỏe và xã hội do việc mang thai sớm.

Báo cáo “Làm mẹ khi chưa trưởng thành: Thách thức mang thai ở tuổi vị thành niên” đặt trọng tâm vào các em gái tuổi vị thành niên, những người phải chịu rủi ro kép là chết mẹ và rò âm đạo khi cơ thể các em còn chưa sẵn sàng cho việc mang thai.

Báo cáo đưa ra một cách nhìn nhận mới về mang thai ở tuổi vị thành niên.

Báo cáo không chỉ nhìn nhận những hành vi của trẻ em gái dẫn tới việc mang thai sớm, mà còn nhấn mạnh vai trò và hành động của gia đình, cộng đồng và chính quyền.

Báo cáo cũng cho thấy, mang thai ở tuổi vị thành niên gây thiệt hại tới sức khỏe, giáo dục và quyền của trẻ em gái. Mang thai ở tuổi vị thành niên cũng làm cho các em gái không nhận thức được những nguy cơ tiềm tàng và ảnh hưởng bất lợi tới đứa trẻ được sinh ra. Không chỉ các bà mẹ và em bé phải gánh chịu hậu quả của vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên, vấn đề này còn tạo ra những ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế của cộng đồng và quốc gia, với những thiệt hại về sản xuất, kinh tế khi các bà mẹ ở tuổi vị thành niên phải bỏ học và thôi việc để sinh con.

Ở Việt Nam, số liệu quốc gia về nhu cầu chưa được đáp ứng các phương tiện tránh thai trong nhóm đối tượng từ 15 - 19 tuổi chiếm tới 35,4%, trong nhóm đối tượng từ 20 - 24 tuổi cũng chiếm tới 34,6%. Năm 2011, tỷ lệ có con trong nhóm dân số vị thành niên là 46/1.000. Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và các khu vực nông thôn.

Mặc dù Việt Nam đã thu được những tiến bộ đáng kể về giảm tỷ lệ chết mẹ và tăng cường tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trong những thập kỷ qua, nhưng vẫn còn hơn 1/3 thanh niên Việt Nam thiếu tiếp cận các phương tiện tránh thai mà họ cần. Điều này dẫn tới tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn vẫn còn cao trong nhóm phụ nữ trẻ, đặc biệt trong số những người chưa kết hôn.

UNFPA thúc đẩy một phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm giải quyết thách thức của mang thai ở tuổi vị thành niên, đó là không phải chỉ chú trọng vào thay đổi hành vi của trẻ em gái, mà trên hết là cần phải thay đổi thái độ và hành động của cộng động và xã hội nơi trẻ em gái sinh sống.

Theo ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, Việt Nam đã bước vào giai đoạn dân số vàng, có thể gặt hái những lợi ích về mặt nhân khẩu học với 1/3 dân số trẻ, đạt tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử của đất nước. Đầu tư vào sức khỏe thanh niên và trẻ vị thành niên sẽ đặt một nền tảng vững chắc cho giai đoạn chuyển đổi của họ sang tuổi trưởng thành, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam.

Để bảo đảm Việt Nam đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 tại tất cả các thôn, xã trên địa bàn cả nước vào năm 2015, chúng ta cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản cho các nhóm dân số thiệt thòi nhất. Chúng ta cũng cần phải củng cố kiến thức, kỹ năng và thái độ của những người cung cấp dịch vụ công và tư về chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản cho nhóm thanh thiếu niên chưa kết hôn.

Nhân dịp công bố báo cáo tại Hà Nội, UNFPA kêu gọi Chính phủ, các đối tác phát triển quốc tế và các cơ quan có liên quan cùng đưa ra những hành động giúp trẻ em gái vị thành niên đưa ra được những lựa chọn có trách nhiệm trong cuộc sống, cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho các em khi mà các quyền của các em chưa được thực hiện tốt. Mọi trẻ em gái, không quan niệm các em sống ở đâu, hoàn cảnh kinh tế như thế nào, đều có quyền được phát triển hết tiềm năng của mình.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm