Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những kiến thức cần biết về Ebola

Thứ năm, 07/08/2014 - 09:08

Bệnh Ebola (hay còn gọi là sốt xuất huyết Ebola) được phát hiện vào năm 1976 trong vụ dịch ở một ngôi làng gần sông Ebola, Congo, châu Phi.

Đây là bệnh khá nặng với tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%, chỉ xảy ra ở người và loài linh trưởng (khỉ, khỉ đột, tinh tinh).

* Tại sao chúng ta bị nhiễm virút Ebola?

- Virút Ebola lây nhiễm khi chúng ta tiếp xúc với máu, dịch tiết, cũng như các cơ quan nội tạng động vật bị nhiễm bệnh. Tại châu Phi đã ghi nhận nhiều người nhiễm bệnh qua việc xử lý tinh tinh, khỉ, khỉ đột, dơi, linh dương rừng và nhím bị bệnh hoặc chết trong các khu rừng.

- Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người vì máu và chất tiết của người bị nhiễm bệnh có chứa virút. Lây nhiễm từ người sang người xảy ra qua:

+ Tiếp xúc trực tiếp (qua da hoặc niêm mạc miệng, má, mũi, đường tiêu hóa, đường sinh dục bị trầy xước) với máu hoặc dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của những người bị nhiễm bệnh.

+ Da bị hỏng hoặc màng nhầy của một người khỏe mạnh tiếp xúc với môi trường xung quanh đã bị nhiễm bẩn bởi dịch tiết của bệnh nhân bị Ebola như quần áo bẩn, khăn trải giường hoặc kim chích.

+ Nghi lễ chôn cất hoặc đưa tiễn người chết có tiếp xúc với cơ thể người chết cũng có thể làm lây bệnh từ người sang người.

* Triệu chứng?

- Thời kỳ ủ bệnh dao động 2-21 ngày.

- Đột ngột sốt cao, đau cơ, nhức đầu và đau cổ họng. Tiếp theo là ói mửa, tiêu chảy, nổi ban đỏ, suy thận và suy gan, xuất huyết ngoài da cũng như trong các cơ quan nội tạng.

- Khi có triệu chứng thì bệnh bắt đầu có thể lây lan từ người sang người.

* Làm sao phòng bệnh?

- Hiện nay chưa có văcxin phòng bệnh.

- Trong đợt dịch năm nay, hầu hết các bệnh có lây lan từ người sang người. Các điều cần làm là:

+ Những người đến từ khu vực có dịch bệnh (châu Phi) khi có triệu chứng ban đầu cần được lưu ý đến khả năng mắc bệnh Ebola nhằm có chẩn đoán và chăm sóc thích hợp.

+ Khi đến thăm bệnh nhân trong bệnh viện hoặc chăm sóc một người nào đó ở nhà, cần rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào bệnh nhân, dịch tiết hoặc đồ đạc xung quanh họ.

+ Những người đã chết vì Ebola cần được xử lý bằng cách sử dụng bảo hộ thích hợp và chôn cất ngay lập tức.

+ Chúng ta nên tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ cao bị nhiễm (như dơi, khỉ, khỉ đột, thú rừng).

+ Sản phẩm từ động vật (máu và thịt) nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

+ Những người đàn ông sau khi bị bệnh và hồi phục hoàn toàn vẫn có thể lây lan cho bạn tình qua tinh dịch nên cần tránh quan hệ tình dục ít nhất bảy tuần sau khi phục hồi, hoặc dùng bao cao su nếu có quan hệ tình dục trong thời gian bảy tuần sau khi lành bệnh.

Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương/TTO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm