Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 03/10/2015 - 15:50
(Thanh tra) - Rượu (hay cồn) để uống là rượu Etylic (Ethanol). Trong thực tế thường gặp tình trạng ngộ độc rượu do lạm dụng rượu và sử dụng rượu không bảo đảm ATTP (rượu có chứa cồn công nghiệp Metylic cao). Hai loại ngộ độc rượu chính là ngộ độc Ethanol và ngộ độc cồn Metylic.
Nếu bị ngộ độc Ethanol (rượu Etylic), ngay sau khi uống rượu, 20% lượng rượu được hấp thụ ngay tại dạ dày và 80% còn lại được hấp thụ ở ruột. Sau khi uống vài phút rượu đã đi vào máu và sau vài giờ nồng độ cồn trong máu sẽ lên đến cực đại. Khoảng 10% rượu Etylic được thải trừ qua nước tiểu và phổi. Rượu etylic được oxy hoá bởi men Alchol dehydrogenase. Ngộ độc Ethanol có thể có dạng cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống và tần suất, thời gian uống của người uống rượu.
Ngộ độc cấp tính là do uống quá nhiều, liều gây ngộ độc tuỳ theo người có thể dẫn đến ngộ độc từ nhẹ đến nặng. Thông thường, hàm lượng rượu trong máu từ 1 - 1,5g/lít có thể gây “say” và 4 - 6g/lít có thể gây tử vong. Giai đoạn đầu có dấu hiệu kích thích (Người uống thấy hưng cảm, nói nhiều, mất điều hòa vận động phối hợp, giảm khả năng phán xét, hung hãn …). Giai đoạn sau biểu hiện ức chế (Phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng, rãn mạch ngoại vi...).
Ngộ độc mạn tính là do uống rượu kéo dài, dẫn đến sút cân; chán ăn; ỉa chảy do tổn thương gan và ruột; da, niêm mạc nhợt do thiếu máu; thoái hoá gan, xơ gan, có thể ung thư ga; mất trí nhớ, run, rối loạn tâm thần…
Khi say rượu, cần nằm nghỉ nơi yên tĩnh, có thể cho uống 10 - 20 giọt Amoniac hay 1 - 5g Amonium acetat trong một cốc nước muối. Nếu bị ngộ độc rượu ở trang thái mất ý thức hoặc lơ mơ, đặt nạn nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn cứ 10 phút kiểm tra nhịp thở và cần giữ ấm cho nạn nhân; đưa nạn nhân đi viện; nếu ngừng thở, cần làm thông thoáng đường thở và hô hấp nhân tạo; nếu hôn mê, co giật, để nạn nhân nằm nghiêng; nếu hôn mê sâu, co giật thì cần đặt nội khí quản và thở máy (nếu cần); ứ đọng đờm rãi, tụt lưỡi, suy hô hấp, thở yếu, ngừng thở: nằm nghiêng, đặt ống hầu, hút đờm rãi, thở ôxy, đặt nội khí quản, thở máy (theo mức độ); đặt sonde rửa dạ dày và hút dịch (nếu đến sớm trong vòng 1 giờ và bệnh nhân nôn ít); truyền dịch, cho thuốc lợi tiểu để thải trừ rượu nhanh chóng.
Có thể dùng các viên chống say rượu cũng có tác dụng rất tốt trong trường hợp cần thiết như viên RU -21, Me-21...
Cồn Metylic (CH3OH) được dùng thông dụng trong công nghiệp hoá chất cũng như trong đời sống. Cồn Methylic rất độc vì chúng thải trừ chậm, ô xy hoá thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic, chỉ cần uống 5 - 15 ml có thể gây ngộ độc nặng, 15 ml trở lên là gây mù loà, 30 ml có thể gây tử vong. Độc tính của Metylic bao gồm: tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt và võng mạc; gây ức chế hệ thống men Oxydaza và ức chế phân giải oxy của đường trong cơ thể làm cho axít Lactic và một số axit hữu cơ và sản phẩm chuyển hoá trung gian tích tụ trong cơ thể gây ra toan hóa máu.
Ngộ độc cồn Metylic lúc đầu biểu hiện như ngộ độc Ethanol, ngộ độc mức độ nhẹ: cảm giác say say, chóng mặt, nôn mửa, nhức đầu, khi khỏi có thể để lại di chứng; ngộ độc mức độ nặng: biểu hiện rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, có thể nôn ra máu, rối loạn thần kinh, rối loạn hô hấp, rối loạn về nhìn, đồng tử giãn (bệnh nặng), rối loạn tuần hoàn, xuất tiết võng mạc, vô niệu, tử vong... Xét nghiệm máu nồng độ Methylic ≥ 1,6 mmol/lít (50mg/lít), nồng độ axit Formic ≥ 76 mg/lít có thể xác định là ngộ độc Methylic. Di chứng nặng nề là mù loà do tổn thương võng mạc, dây thần kinh số II.
Khi phát hiện người bị ngộ độc cồn Metylic, cần đảm bảo đường hô hấp thông suốt, nếu ngừng thở tiến hành hô hấp nhân tạo và chuyển nhanh chóng vào viện.
Có thể dùng thuốc kháng độc: Ethanol và Fomepizole (4-methylpyrazole) sẽ ngăn cản Methanol chuyển hóa thành các chất độc (axit formic và formaldehyd), Methanol tự do sẽ được đào thải qua thận hoặc lọc máu. Một số thuốc hỗ trợ: Axit folic, Natribicarbonate, Furosemide.
Hoàng Nam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà