Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/11/2013 - 09:12
(Thanh tra)- Tối 4/11/2013, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bệnh nhi Đào Thị Như Mai (sinh ngày 31/12/2012) trong tình trạng sốt cao, co giật, tím tái, sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem tại Trạm Y tế xã vào sáng cùng ngày. Sau 7 ngày điều trị, tính đến sáng ngày 11/11, cháu vẫn liên tục sốt, co giật.
Cháu Đào Thị Như Mai tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Ngân Hà.
Sáng ngày 4/11/2013, chị Dương Thị Thu Lan, người thôn Hòa Mỹ, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội, đưa con gái là cháu Đào Thị Như Mai, sinh ngày 31/12/2012 tới tiêm chủng tại Trạm Y tế xã.
Trước khi tiêm (8 giờ 30 phút), cháu được khám sức khỏe và được xác định nhiệt độ ở mức 36 độ 2, không sốt, thể trạng bình thường. Tiêm xong, nghỉ ngơi và theo dõi tại chỗ, thấy không có biểu hiện khác lạ, cháu được gia đình đưa về nhà.
Tuy nhiên, vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày, cháu có biểu hiện sốt nhẹ và đến 6 giờ 30 chiều thì bị co giật. Thân nhiệt lúc này đo được 38 độ C.
Gia đình lập tức đưa cháu đến Trạm Y tế xã. Tại đây, cháu tiếp tục lên cơn co giật. Thấy biểu hiện bệnh lý của cháu bất bình thường, Trạm trưởng Y tế xã Hồng Minh (bác sĩ Cao) đã cấp tốc cùng gia đình đưa cháu tới Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại “Giấy vào viện” lập lúc 20 giờ 45 phút ngày 4/11/2013 và “Phiếu khám bệnh vào viện” lập cùng thời điểm của Khoa Cấp cứu (A2), Bệnh viện Nhi Trung ương (do bác sỹ, thạc sỹ Nguyễn Thị Hương lập và ký tên) đều ghi rõ: “Sốt cao, co giật CRN2, tím tái…”.
Mặc dù đã được các thày thuốc Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị tích cực, nhưng sau gần 7 ngày (tính đến sáng ngày 11/11/2013) cháu vẫn liên tục sốt, co giật với cường độ khoảng 2 tiếng đồng hồ/cơn. Đặc biệt, có đêm giật tới 7 cơn, mỗi cơn kéo dài 3 đến 5 phút, nhưng nguyên nhân vẫn chưa được xác định.
Chị Dương Thị Thu Lan, mẹ cháu Đào Thị Như Mai cho biết, cháu Mai sinh ra và phát triển bình thường, mạnh khỏe, hiện cân nặng 8kg, không có bất cứ một biểu hiện bệnh lý nào. Từ lúc lọt lòng đến ngày 5/10/2013, đã được tiêm chủng 5 lần phòng các bệnh viêm gan B; lao; bạch hầu, uốn ván, ho gà và sởi. 8 giờ 30 phút ngày 4/11/2013, cháu tiếp tục được tiêm chủng lần thứ 6 với vắcxin Quinvaxem. Trước khi tiêm, cháu đã được khám sức khỏe, sau đó vào luôn phòng tiêm. Mẹ cháu không được cán bộ chuyên môn hỏi ý kiến hoặc tư vấn, giải thích bất cứ một điều gì. Thuốc tiêm cũng đã được cán bộ chuyên môn lấy sẵn vào xi lanh từ trước đó, mẹ cháu không được kiểm tra tên vắcxin, hạn sử dụng của lọ vắcxin theo đúng các quy định hiện hành của Bộ Y tế… Gia đình cháu cũng không hề biết rằng trước đó cháu đã được tiêm phòng các bệnh viêm gan B; lao; bạch hầu, uốn ván, ho gà và sởi rồi thì có cần tiêm thêm một mũi “5 trong 1” với các tác dụng tương tự nữa hay không?
Do không được tư vấn, giải thích, hỏi ý kiến trước khi tiêm cho cháu nên gia đình cũng không hề biết rằng, theo lịch tiêm chủng chuẩn, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm 3 mũi Quinvaxem vào các thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi. Trong khi cháu Mai được tiêm vắcxin này khi đã được 10 tháng 4 ngày tuổi…
Người nhà cháu Mai cho rằng, cháu đã bị sốc thuốc sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem. Trong khi đó, đến nay, phía bệnh viện vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
Vắcxin Quinvaxem (thường được gọi nôm na là thuốc tiêm phòng “5 trong 1”) có xuất xứ từ Hàn Quốc, được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ nhân đạo, dùng để phòng các bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Sau gần 1 năm sử dụng, đã có hàng chục trẻ sơ sinh có biểu hiện phản ứng nặng sau khi tiêm, nên đã bị tạm dừng sử dụng từ ngày 4/5/2013 và bắt đầu được sử dụng lại trên phạm vi toàn quốc từ tháng 10 vừa qua. |
Ngân Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng