Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trà Vân
Thứ năm, 14/10/2021 - 18:56
(Thanh tra) - “Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài như thế này, điều duy nhất tôi có thể làm là đi hiến máu, hiến tiểu cầu đều đặn, ít nhiều sẽ giúp cho chính bệnh nhân đang cần máu có thể kịp thời điều trị và kéo dài sự sống", chị Kiều Vinh, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội nói.
Tăng, ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đăng ký hiến máu, hiến tạng. Ảnh: T.V
Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại
Còn gì hạnh phúc hơn khi giọt máu của mình được hoà vào chung vào sinh mệnh của một bệnh nhân nào đó được chính giọt máu mà ta cho để cứu sống họ…
Với tinh thần: “Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”, chị Trần Thị Thanh Huyền (Vụ Tổ chức Cán bộ, Thanh tra Chính phủ) chia sẻ: Tôi tham gia hiến máu lần đầu tiên hồi tháng 3/2021 do Công đoàn Thanh tra Chính phủ phát động. Tôi thấy hiến máu là việc làm thiết thực, rất có ý nghĩa nhất là trong tình hình hiện nay khi nguồn máu cứu người đang khan hiếm trầm trọng và đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp. Rất mong các tổ chức, cá nhân cùng chung tay, hiến máu nhân đạo, góp giọt máu quý của mình cứu chữa người bệnh. Đó cũng là truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc ta.
Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Chính phủ Vũ Hồng Khánh cho biết, định kỳ hàng năm, Công đoàn Thanh tra Chính phủ tổ chức các đợt tham gia hiến máu nhân đạo. Trong thời điểm cả nước đồng lòng cùng nhau phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhiều người bệnh trên cả nước đang rất cần những giọt máu của đồng bào để cứu chữa bệnh.
Cách đây hơn 10 năm, mặc dù phong trào hiến máu tình nguyện còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng chị Kiều Vinh, phường Định Công, quận Hoàng Mai đã vận động người thân tham gia hiến máu.
Với tâm niệm luôn hướng về Đức Phật, chị Kiều Vinh thường xuyên nghe các bài giảng về đạo Phật.
"Càng nghe tôi lại càng thấm thía những lời răn của Phật. Trên đời này, mất đi rồi sẽ hóa vào hư vô. Nếu sự ra đi của người này lại là sự tái sinh của người khác thì tại sao mình không làm"!
Chị cho rằng người nhà mình cần máu thì chắc chắn nhà khác cũng sẽ cần máu. Không do dự, chị quyết tâm đi hiến máu, sau này là hiến tiểu cầu để đóng góp sức mình cho người bệnh điều trị.
“Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài như thế này, điều duy nhất tôi có thể làm là đi hiến máu, hiến tiểu cầu đều đặn, ít nhiều sẽ giúp cho chính bệnh nhân đang cần máu có thể kịp thời điều trị và kéo dài sự sống", chị Vinh nói.
Tại Việt Nam, năm 2020, cả nước đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu; trong đó, 99% lượng máu tiếp nhận là từ người hiến máu tình nguyện. Những tháng đầu năm 2021, thực hiện Chiến dịch Vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết, Lễ hội Xuân hồng và Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận gần 425.000 đơn vị máu.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới dịch vụ truyền máu toàn thế giới, kể cả những nước có nền kinh tế rất phát triển. Cho dù trong thiên tai, dịch bệnh thì máu cho điều trị vẫn rất cần và hoạt động hiến máu không thể dừng lại được.
Tiến sỹ, bác sỹ Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương khẳng định: "Hơn một triệu lượt người hiến máu ở nước ta năm 2020 và hàng vạn người dân đã đến hiến máu trong thời điểm dịch bùng phát đã cho thấy tình cảm và trách nhiệm của cộng đồng để giúp ngành Y tế nhiều lần vượt qua khủng hoảng thiếu máu. Và cũng thật đáng mừng, tất cả người hiến máu đều an toàn, không có trường hợp nào bị mắc COVID-19. Đảm bảo an toàn cho người hiến máu, cho nhân viên y tế và người bệnh nhận máu luôn là ưu tiên số một của các cơ sở truyền máu".
"Mỗi đơn vị máu có giá trị như phao cứu sinh của người bệnh. Máu an toàn chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh, hiến máu thường xuyên. Tôi mong muốn mỗi người luôn khỏe mạnh để có thể giữ nhịp độ hiến máu thường xuyên, để dành cho người bệnh nguồn máu an toàn nhất" - tiến sỹ, bác sỹ Bạch Quốc Khánh nhấn mạnh.
Hiến máu thường xuyên, theo bác sỹ Khánh, là mỗi người đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu đều đặn, trung bình mỗi năm 2 lần, sẵn sàng hỗ trợ hiến máu vào những thời điểm khan hiếm máu, theo nhu cầu của các cơ sở truyền máu, không chỉ trong những dịp kỷ niệm đặc biệt. Chỉ có như vậy thì hoạt động hiến máu tình nguyện mới phát triển bền vững, không xảy ra tình trạng thiếu máu theo mùa vụ, thiếu máu theo nhóm máu.
Hiến máu cứu người - hành Bồ tát đạo
Trong kinh Phật, Đức Phật và Chư Bồ tát đã trải qua hàng ngàn kiếp "bố thí nội tài" (một trong những hạnh bố thí Ba la mật) để làm gương cho các Phật tử, trong đó có hiến tặng giọt máu của mình cho sinh linh để cứu mạng sống đang bị đe dọa. Nghĩa là người bố thí sẵn sàng chịu đau, chịu mất mát để cứu lấy cuộc đời của người khác.
Như vậy, "bố thí nội tài" thì những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Còn nếu xem thân mạng mình là quý, là quan trọng hơn thân mạng kẻ khác thì chắc chắn không bao giờ thực hiện được hạnh bố thí này.
Với tinh thần “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc”, nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kêu gọi các chùa, cơ sở tự viện và các cơ sở giáo dục Phật giáo hưởng ứng phong trào: “Hiến máu cứu người - hành Bồ tát đạo”.
Theo đó, đã có hàng ngàn tăng, ni, Phật tử tham gia hiến máu, hiến tạng, lan toả tinh thần từ bi của Đạo Phật, giúp hàng ngàn người bệnh được cứu sống. Hiến máu cũng là cơ hội để tăng ni thực hành hạnh nguyện Bồ tát.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân