Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/05/2018 - 06:34
(Thanh tra)- Ngay sau khi có kết luận của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế, luật sư Trần Bá Học (Hãng Luật Roma, Đoàn Luật sư TP HCM) đã đưa ra một số nhận định xung quanh vụ việc. Luật sư cho rằng, ê kíp trực đã không những thiếu trách nhiệm, hạn chế trong chuyên môn nghiệp vụ mà còn vi phạm nghiêm trọng quy tắc khám, chữa bệnh dẫn đến hậu quả cháu Chinh tử vong.
Ông Trọng gửi nhiều đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương (ảnh lớn). Ông Trọng đau buồn bên di ảnh con trai (ảnh nhỏ). Ảnh: CT
Từ kết luận của Hội đồng chuyên môn (HĐCM) Bộ Y tế và các văn bản đã được cơ quan chức năng ban hành trước đó, luật sư Trần Bá Học nhận định, qua các văn bản: Thông báo số 52/TB-TTYT ngày 20/2/2017 của Sở Y tế Bình Dương và Văn bản số 360/KCB-NV ngày 5/4/2018 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế nêu rõ: “Bác sĩ Nguyễn Giang Nam đã không đánh giá, tiên lượng được diễn biến của bệnh nhi và giải thích, tư vấn chưa đầy đủ cho thân nhân của người bệnh để người nhà hiểu và hợp tác tốt trong quá trình điều trị, cho chuyển viện không an toàn. Bác sĩ Nguyễn Giang Nam đã vi phạm quy tắc ứng xử trong ngành Y tế” và “Việc chuyển bệnh nhân trong tình trạng co giật là không an toàn, không đúng theo quy định của quy chế cấp cứu. Không kiên quyết xử lý cấp cứu co giật. Thiếu kỹ năng trong quá trình chuyển viện”.
“Từ những sai phạm nêu trên dẫn đến hậu quả chết người, trong đó sai phạm cơ bản là chuyển bệnh nhân trong tình trạng co giật là không đúng theo quy định của quy chế cấp cứu. Đây là dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm các quy định về khám, chữa bệnh được quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự. Chính vì vậy, trách nhiệm chính thuộc về bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân là cháu Lê Đình Chinh.
Nếu trong trường hợp khởi tố, truy tố, xét xử thì người vi phạm sẽ bị xử lý với mức hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù theo quy định tại Khoản 1, Điều 242 Bộ Luật Hình sự”, luật sư Học khẳng định.
Cũng theo luật sư Học, quá trình diễn biến từ thời điểm đưa bệnh nhận Lê Đình Chinh vào viện cho đến khi tử vong, công tác khám, chữa bệnh của bác sĩ Nguyễn Giang Nam và ê kíp trực không những thiếu trách nhiệm, hạn chế trong chuyên môn nghiệp vụ mà còn vi phạm nghiêm trọng quy tắc khám, chữa bệnh dẫn đến hậu quả tử vong của cháu Chinh. Điều này thể hiện rõ ràng qua từng giai đoạn diễn biến bệnh cũng như thực hiện các kỹ năng, quy tắc cấp cứu, chuyển viện của bác sĩ Nam.
“Ban đầu là thái độ tắc trách khi tự ý bỏ ca trực để giao cho người khác trực thay nhưng không báo cáo với lãnh đạo của Trung tâm y tế, bỏ bê bệnh nhân trong một thời gian dài không tiến hành thăm khám để theo dõi diễn biến bệnh là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh tình nặng hơn. Ngay sau khi bệnh nhân trở nặng thì lại thiếu những kỹ năng cần thiết trong khám, chữa bệnh để tránh những rủi ro cao nhất có thể xảy ra với bệnh nhân. Khi bệnh nhân có diễn biến bệnh tình xấu đi lại không báo cáo với lãnh đạo Trung tâm để họp hội chẩn mà tự ý quyết định dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, luật sư Học phân tích.
“Thời điểm đưa bệnh nhân Lê Đình Chinh vào viện cho thấy công tác khám, chữa bệnh của bác sỹ Nguyễn Giang Nam và ê kíp trực không những thiếu trách nhiệm, hạn chế trong chuyên môn nghiệp vụ mà còn vi phạm nghiêm trọng quy tắc khám, chữa bệnh dẫn đến hậu quả cháu Chinh tử vong”, Luật sư Trần Bá Học khẳng định.
Trước đó, liên quan đến vụ bệnh nhi Lê Đình Chinh (13 tuổi, ngụ thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo) tử vong, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế đã thành lập HĐCM để đánh giá lại toàn bộ sự việc. Theo kết luận của HĐCM Bộ Y tế ngày 5/4/2018, khi bệnh nhân tiến triển nặng nhưng do trình độ chuyên môn hạn chế (bác sĩ Nguyễn Giang Nam, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Chinh là bác sĩ đa khoa, chưa có kinh nghiệm trong điều trị sốt xuất huyết) nên chưa chẩn đoán được sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, do vậy không tiên lượng được nên chưa có chỉ định theo dõi, điều trị phù hợp bệnh trong giai đoạn này.
HĐCM Bộ Y tế cũng kết luận, việc chuyển bệnh nhân trong tình trạng co giật là không an toàn, không đúng theo quy định của quy chế cấp cứu. Không kiên quyết xử lý cấp cứu co giật (mặc dù gia đình người bệnh không đồng ý nhưng bác sĩ trực vẫn phải kiên quyết yêu cầu gia đình để người bệnh ở lại Trung tâm để cấp cứu, gọi báo cáo lãnh đạo Trung tâm xin hỗ trợ và lập biên bản hội chẩn có ý kiến của lãnh đạo Trung tâm và ý kiến xác nhận của gia đình).
Bên cạnh đó, HĐCM Bộ Y tế cho rằng, việc chuyển viện bệnh nhân thiếu kỹ năng, không đặt đường truyền tĩnh mạch, chuyển người bệnh đang trong tình trạng co giật, thiếu kỹ năng tiếp xúc với gia đình người bệnh trong những tình huống người bệnh diễn biến ở giai đoạn nặng hơn…
Được biết, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bỉnh Dương đang thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của ông Lê Đình Trọng (bố của bệnh nhi Lê Đình Chinh) về việc Công an huyện Phú Giáo không khởi tố vụ án hình sự liên quan tới cái chết của bệnh nhi Chinh…
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Chu Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên